✴️ 4 sai lầm thường gặp khi điều trị viêm mũi dị ứng

1. Bạn chữa triệu chứng mà không biết mình dị ứng với cái gì?

Nhiều người bị viêm mũi dị ứng cho rằng phải uống thuốc chống dị ứng ngay trước khi xác định thủ phạm gây hắt hơi. Đây là lý do các bệnh nhân thường phàn nàn rằng thuốc mà họ tự mua (không kê đơn) tại sao lại kém hiệu quả trong một nửa số lần như vậy.
Giải pháp đơn giản: Xét nghiệm. Hãy gặp bác sĩ chuyên chuyên khoa, bác sĩ có thể thực hiện test da, đây là cách chính xác nhất để biết nguyên nhân gây ra dị ứng. Sau đó tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ có giải pháp cho bạn.

 

2. Không loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây dị ứng

Thuốc không phải là cách duy nhất để đối phó với các triệu chứng dị ứng. Bằng mọi cách bạn hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng trước khi hắt hơi, sổ mũi. Điều đó cũng quan trọng giống như việc uống thuốc.

4-sai-lam-thuong-gap-khi-bi-viem-mui-di-ung-2

Không loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây dị ứng là một trong những sai lầm thường gặp trong điều trị viêm mũi dị ứng

Chẳng hạn, nếu dị ứng phấn hoa, bạn hãy đóng cửa sổ bất cứ lúc nào. Tắm và thay đồ khi ở trong nhà. Ở trong nhà khi mật độ phấn hoa là cao nhất ngoài môi trường (giữa trưa).
Nếu dị ứng với bụi, cần loại bỏ những tấm rèm trên tường phòng ngủ. Hãy dùng máy hút bụi thường xuyên. Giặt vỏ ga gối thường xuyên bằng nước nóng.
Nếu bạn dị ứng với nấm mốc, đừng sử dụng máy tạo ẩm và hạn chế độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng quạt khi tắm và nấu ăn.

 

3. Bạn chờ quá lâu mới dùng thuốc chống dị ứng

Đừng chờ đến khi bắt đầu hắt hơi, sổ mũi mới uống thuốc. Các loại thuốc có hiệu quả trong việc ngăn ngừa triệu chứng xảy ra, chứ không phải điều trị khi đã xuất hiện triệu chứng.
Giải pháp đơn giản đó là hãy lập kế hoạch. Nếu bạn biết mình bị dị ứng theo mùa, hãy bắt đầu uống thuốc ngay khi mùa đó bắt đầu đến. Xem thời tiết: khi nhiệt độ ấm lên, phấn hoa cũng sẽ nhiều theo.

 

4. Ăn các loại thực phẩm, đồ ăn có thể kích thích hắt hơi, sổ mũi

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi điều trị viêm mũi dị ứng

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi điều trị viêm mũi dị ứng

Theo thống kê, cứ 20 người dị ứng phấn hoa thì có một người còn dị ứng cả đường miệng, nghĩa là hệ miễn dịch của người đó nhầm lẫn rằng các chất trong thực phẩm là phấn hoa. Một số loại thực phẩm như lê, táo, dưa hấu, các loại hạt… cũng có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng.

Giải pháp: Nói với bác sĩ. Bạn hãy kiểm tra dị ứng nếu từng bị các triệu chứng này sau khi ăn thực phẩm nào đó. Nếu bạn bị dị ứng đường ăn, hãy tránh hoa quả tươi và các loại hạt trong mùa dị ứng, mặc dù nấu lên hoặc gọt vỏ cũng có thể giúp hạn chế phản ứng này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top