✴️ Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Tai giữa được nối với khoang mũi bằng một lỗ thông nhỏ – thuộc đường hô hấp trên, trong trường hợp bị viêm tại đây sẽ xuất hiện dịch nhầy và mủ.  Viêm nhiễm trên có thể xảy ra ở tai giữa và làm các mô bị căng phồng do sưng hoặc dịch nhầy và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây tình trạng viêm tai giữa.

Viêm tai giữa gây đau tai, khó chịu cho người bệnh

Viêm tai giữa gây đau tai, khó chịu cho người bệnh

Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ em vì cấu tạo các bộ phận của trẻ đều nhỏ hơn so với người lớn nên nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra, lỗ nhỏ nối khoang mũi và tai giữa sẽ dễ bị nghẽn hơn. Tai giữa của chúng ta không phải là một không gian vô trùng do vậy nó dễ dàng bị lây viêm nhiễm từ các hốc mũi và miệng, dẫn đến cảm giác đau, có áp lực và khó chịu ở tai.

 

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như:

Làm giảm sức nghe của người bệnh

Khi bị viêm tai các chất nhày tích tụ ngày càng nhiều khiến người bệnh nghe không rõ, lúc này chuỗi xương tai và màng nhĩ bị ảnh hưởng không nhỏ khiến người bệnh khó nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài, tình trạng này để lâu có thể gây mất thính lực hoàn toàn.

Viêm tai giữa không được điều trị đúng cách có thể gây giảm thính lực của người bệnh
Viêm tai giữa không được điều trị đúng cách có thể gây giảm thính lực của người bệnh

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn có mủ thì mủ sẽ bị tích tụ nhiều trong tai mà không được giải phóng ra ngoài lúc này bác sĩ có thể tiến hành rạch màng nhĩ hay màng nhĩ tự thủng để mủ chảy ra ngoài.

Gây viêm xương chẩm

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời dứt điểm có thể khiến phần xương sọ nằm sau tai bị ảnh hưởng, hoặc có thể bị viêm màng não hay các phần khác của đầu, tuy nhiên những trường hợp này rất ít khi xảy ra.

Gây mất thính lực lâu dài

Khi các chất nhày tích tụ quá lâu có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của màng nhĩ và ảnh hưởng tới chuỗi xương âm thanh gây nên tình trạng mất thính lực lâu dài.

 

Điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Bệnh nhân phải được xác định có đúng là viêm tai giữa hay không. Câu hỏi này do các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng trả lời. Người thầy thuốc sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa mà điều trị:

Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

– Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu… nên kháng sinh nhóm b lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

– Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.

– Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn trên, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa. Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau: giai đoạn xung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau như otipax… giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top