✴️ Cần chữa viêm tai xương chũm dứt điểm hiệu quả nhanh

Nội dung

Xương chũm là một bộ phận cấu thành của tai giữa, viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào – tai giữa. Để chữa viêm tai xương chũm hiệu quả cần phân biệt rõ giữa viêm tai xương chũm cấp tính và viêm tai xương chũm mạn tính.

Bệnh viêm tai xương chũm cần được điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm gây áp xe não,..

Bệnh viêm tai xương chũm cần được điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm gây áp xe não,..

 

1. Chữa viêm tai xương chũm cấp tính

Viêm tai xương chũm cấp tính thường xuất hiện sau viêm tai giữa.
Viêm tai giữa cấp tính có triệu chứng: Sốt cao, có thể phản ứng với màng não gây co giật, đau sâu trong tai, ấn trên bề mặt của xương chũm thấy đau rõ rệt, chảy mủ tai, nghe kém, sưng phồng ở phía sau tai, vành tai bị đẩy ra trước,…

Điều trị dứt điểm các bệnh về mũi họng là cách phòng ngừa viêm tai xương chũm

Điều trị dứt điểm các bệnh về mũi họng là cách phòng ngừa viêm tai xương chũm
(ảnh minh họa)

Khám lâm sàng sẽ thấy dấu hiệu xóa thành sau trên ống tai, nếu xét nghiệm sẽ thấy bạch cầu trong máu tăng cao, nếu chụp X-quang thấy các vách ngăn tế bào xương chũm bị phá hủy, toàn bộ xương chũm mờ.
Điều trị viêm tai xương chũm có thể dùng kháng sinh toàn thân hoặc phẫu thuật khoét rộng xương chũm kết hợp với điều trị bằng thuốc chống viêm. Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Cách phòng bệnh duy nhất là phải điều trị sớm chứng viêm mũi họng tránh để bệnh biến chứng gây viêm xương chũm.
Tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ điều trị

 

2. Chữa viêm tai xương chũm mạn tính

Viêm tai xương chũm mạn tính được xác định khi quá trình chảy mủ tai thối kéo dài trên 3 tháng.

Khi bị viêm tai xương chũm người bệnh cần đảm bảo tuân theo chỉ định của các bác sĩ điều trị

Khi bị viêm tai xương chũm người bệnh cần đảm bảo tuân theo chỉ định của các bác sĩ điều trị (ảnh minh họa)

Khi bị viêm tai xương chũm mạn tính, bệnh nhân thường đau nhức nặng đầu phía bên tai bệnh, đau âm ỉ liên tục, mủ tai có mùi thối như cóc chết (đây là dấu hiệu nguy hiểm cho biết trong tai có chứa chất cholesteatoma, có khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ)
Khám lâm sàng sẽ có lỗ thủng rộng, sát xương, đáy lỗ thủng bẩn. Đo sức nghe thấy sức nghe bên tại bệnh giảm, tuy nhiên mức độ thiếu hụt sức nghe phụ thuộc vào mức độ bệnh.
Chữa viêm tai xương chũm mạn tính nên phẫu thuật sớm để bảo tồn sức nghe và tránh viêm nhiễm tái phát. Ngoài ra, cần phối hợp uống kháng sinh toàn thân chống viêm.
Dù viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não, viêm các xương xung quanh hộp sọ, làm méo mặt, áp-xe quanh họng rất nguy hiểm, …Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về tai, hoặc mắc bệnh mũi họng các bạn cần đi khám chuyên khoa để được chăm sóc kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top