✴️ Ho khan là gì? Phương pháp điều trị ho khan

Nội dung

1. Ho khan là gì?

Ho khan khá phổ biến và dễ xảy ra với đại đa số mọi người bởi cổ họng luôn là nơi dễ tổn thương nhất khi thời tiết thay đổi. Ho khan là tình trạng cơn ho không có đờm, cổ họng đau rát và thường kéo dài khó kiểm soát. Người bệnh thường cảm thấy cổ họng ngứa ngáy, khàn tiếng. 

 

1.1. Nguyên nhân gây nên ho khan là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên ho khan, bao gồm:

– Cảm lạnh: Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ho khan. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, vi khuẩn – virus rất dễ tấn công xâm nhập vào tấn công đường hô hấp, đặc biệt là cổ họng. Ngay khi người bệnh bị cảm lạnh, các cơn ho khan bắt đầu xuất hiện và kéo dài một tháng, thậm chí là vài tháng. 

– Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Khi người bệnh mắc 2 bệnh này, thường sẽ xuất hiện dịch nhầy ở bên trong mũi. Phần chất nhầy này thường chảy xuống cổ họng, làm các vòm họng bị kích thích, ngứa ngáy và phản ứng lại bằng các cơn ho. Đây là 2 căn bệnh gián tiếp gây ra chứng ho khan.

– Ho gà: Bệnh này gây ra ho khan kéo dài.

– Hen phế quản: hay còn gọi là hen suyễn khi đường hô hấp bị viêm nhuyễn, làm cho phổi không được cung cấp đủ oxy, gây tình trạng khó thở, xuất hiện các cơn ho khan ở người bệnh.

– Xẹp phổi: là biến chứng hô hấp phổ biến xảy ra sau phẫu thuật. Bệnh gây trở ngại đường thở, bao gồm các triệu chứng như ho khan, khó thở, đau tức vùng ngực.

– Suy tim: Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra khi tim không được cung cấp đủ oxy, cơ tim bị hạn chế dẫn đến suy tim. 

– Ngoài ra, tình trạng ho khan cũng do nhiều nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm virus đường hô hấp, ung thư phổi, thay đổi thời tiết đột ngột…

ho khan là gì

Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu đẫn dến ho khan kéo dài

 

1.2. Ho khan có nguy hiểm không?

Ho khan không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe hay đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay và khám, chữa ngay lập tức nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây:

– Ho khan kéo dài hơn 1 tuần

– Ho khan liên tục, đi kèm hơi thở kém, hụt hơi, thở khò khè

– Ho nhiều vào ban đêm

– Mệt mỏi, đau nhức tai, sốt phát ban, khàn tiếng

– Huyết áp tăng, sụt giảm cân thất thường

Bởi đó là những dấu hiệu ho khan của các bệnh lý về đường hô hấp mạn tính, gây nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, đi khám sức khỏe để phát hiện sớm những tổn thương và có biện pháp điều trị kịp thời.

 

2. Bỏ túi phương pháp điều trị ho khan

Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị ho khan, các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp như khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán chứng bệnh. Từ đó, lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh.

 

2.1. Điều trị dứt điểm ho khan như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều cách để đặc trị dứt điểm chứng ho khan bởi đây không phải là loại bệnh lý nguy hiểm, có thể tự điều trị tại nhà.

– Sử dụng thuốc Tây: Phương pháp điều trị này thường làm theo chỉ định kê đơn thuốc của bác sĩ. Hầu hết các loại thuốc mà bác sĩ kê cho bệnh nhân trị ho khan thường là: thuốc chống viêm, thuốc giảm phản xạ ho, Kẹo ngậm.

– Sử dụng mẹo dân gian:

Củ cải trắng: Đem rửa sạch, thái hạt lựu. Sau đó đun sôi khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Nghệ tươi kết hợp chanh và gừng: Nghệ tươi, gừng và chanh gọt vỏ thái lát rồi cho mật ong vào kết hợp, đem hấp cách thủy, sử dụng hàng ngày. Từ xa xưa, nghệ vốn là thảo dược chuyên dùng để kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rát cổ họng.

Mật ong và giấm táo: Người ho khan sử dụng 2 thìa mật ong kết hợp 1 -2 thìa giấm táo, cho thêm nước ấm khuấy đều sử dụng hàng ngày trị ho hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y chuyên đặc trị ho khan. Tuy nhiên bạn nên đến các y học cổ truyền và làm theo đơn thuốc của y bác sĩ để được việc trị ho khan được đảm bảo an toàn và dứt điểm.

thế nào là ho khan

Áp dụng bài thuốc Đông y theo chỉ định bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất

 

2.2. Mẹo phòng tránh ho khan là gì?

Vì ho khan là chứng bệnh dễ mắc phải khi có điều kiện thích hợp cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nên việc phòng và tránh ho khan là điều cần thiết trước nhất. Dưới đây là một số mẹo phòng ngừa ho khan tái phát:

– Uống nước lọc: Hãy đảm bảo uống đủ ít nhất 1,5 lít mỗi ngày để giúp niêm mạc không bị khô, giữ ẩm cổ họng và giúp ngăn ngừa kích ứng. Nên uống nước nóng thay vì nước lạnh.

– Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể nạp vitamin C bằng cách ăn nhiều rau củ quả như súp lơ xanh, cà chua, dứa, cam, chanh…

– Tắm nước nóng: Không nên tắm nước lạnh bởi dễ bị cảm lạnh, đặc biệt vào mùa thu và đông

– Nên kê cao đầu khi nằm: Nâng cao đầu khi ngủ giúp làm giảm dịch nhầy chảy ngược vào cổ họng, ngăn ngừa chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày.

ho khan là thế nào

Uống nước lọc mỗi ngày để giữ ẩm cổ họng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị về triệu chứng ho khan là gì và các phương pháp điều trị, từ đó lựa chọn cho mình cách trị phù hợp với từng trường hợp bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top