THANG ĐIỂM THỐNG NHẤT ĐÁNH GIÁ BỆNH PARKINSON
UNIFIED PARKINSON'S DISEASE RATING SCALE
ThS Võ Nguyễn Ngọc Trang
I. TÂM TRẠNG, HÀNH VI VÀ TÍNH KHÍ
1. Suy giảm trí tuệ
0 = Không có.
1 = Nhẹ. Thường xuyên hay quên nhưng có nhớ lại được từng phần của các sự kiện, và không kèm theo khó khăn nào khác.
2 = Mất trí nhớ ở mức độ trung bình, với rối loạn định hướng và khó khăn ở mức vừa phải khi cần xử lý vấn đề có tính phức tạp. Giảm nhẹ nhưng rõ rệt chức năng ở trong nhà, thỉnh thoảng cần được nhắc.
3 = Mất trí nhớ nặng với mất định hướng về thời gian và thường cả về không gian. Suy giảm nặng về khả năng xử lý các vấn đề.
4 = Mất trí nhớ nặng và chỉ còn định hướng với bản thân. Không thể đánh giá suy xét hay giải quyết vấn đề. Cần trợ giúp nhiều trong chăm sóc bản thân, hoàn toàn không thể thiếu người chăm nom.
2. Rối loạn tư duy (Do sa sút trí tuệ hay do ngộ độc thuốc)
0 = Không có.
1 = Mơ mộng một cách sống động.
2 = Ảo giác “lành tính” nhưng vẫn còn hiểu được thực chất.
3 = Ảo giác hoặc ảo tưởng, thỉnh thoảng hay thường xuyên bị, không nhận thức được thực chất của nó, và có thể ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày.
4 = Ảo giác và ảo tưởng dai dẳng, hoặc loạn thần nặng nề. Không thể tự chăm sóc bản thân.
3. Trầm cảm
1 = Nhưng giai đoạn buồn bã hay mặc cảm tội lỗi lớn hơn bình thường, nhưng không bao giờ liên tục vài ngày hay vài tuần.
2 = Trầm cảm liên tục (từ 1 tuần trở lên).
3 = Trầm cảm liên tục có kèm các triệu chứng thực vật (mất ngủ, chán ăn, giảm cân, mất hứng thú).
4 = Trầm cảm liên tục có kèm các triệu chứng thực vật và có ý định hoặc cố gắng tự sát.
4. Động lực/sáng kiến (chủ động)
0 = Bình thường.
1 = Kém quả quyết hơn so với bình thường; trở nên thụ động hơn.
2 = Mất chủ động hoặc mất hứng thú đối với các hoạt động chọn lọc (không thông thường).
3 = Mất chủ động hoặc mất hứng thú đối với các hoạt động trong các hoạt động hàng ngày thông thường.
4 = lãnh đạm, mất hoàn toàn các động lực.
II. HOẠT ĐỘNG SỐNG HÀNG NGÀY (cho cả “bật” và “tắt”)
5. Tiết nước bọt
0 = Bình thường.
1 = Tăng tiết nước bọt nhẹ nhưng rõ rệt, có thể có chảy nước dãi về ban đêm.
2 = Tăng tiết bọt mức độ trung bình; Có thể chảy dãi mức độ tối thiểu.
3 = Tăng tiết bọt rõ rệt kèm chảy dãi một chút.
4 = Chảy nước dãi rõ rệt, cần dùng giấy chùi hoặc khăn mùi xoa.
6. Nuốt
0 = bình thường.
1 = Hiếm khi bị nuốt nghẹn.
2 = Thỉnh thoảng nuốt nghẹn.
3 = Cần dùng thức ăn mềm.
4 = Cần cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày hay phải mở dạ dày..
7. Viết bằng tay
0 = Bình thường.
1 = Hơi chậm hoặc hơi nhỏ.
2 = Chậm hoặc chữ nhỏ mức trung bình; tất cả các chữ đều còn dễ đọc.
3 = Bị ảnh hưởng nặng, không phải tất cả các chữ đều dễ đọc.
4 = Đa số các chữ viết ra không thể đọc được.
8. Cắt thức ăn và sử dụng dụng cụ nhà bếp
0 = Bình thường.
1 = Hơi chậm và vụng về, nhưng vẫn không cần tới trợ giúp.
2 = Còn có thể cắt hầu hết thức ăn, mặc dù là vụng về và chậm, cần giúp đỡ chút ít.
3 = Thức ăn phải do người khác cắt giùm, nhưng vẫn còn tự ăn được một cách chậm chạp.
4 = Cần phải người khác cho ăn.
9. Mặc áo
0 = Bình thường.
1 = Chậm một chút nhưng không cần trợ giúp.
2 = Đôi khi cần trợ giúp để cài khuy, xỏ tay áo.
3 = Cần trợ giúp nhiều, nhưng vẫn còn tự làm được một vài việc.
4 = Không thể tự lực được.
10. Làm vệ sinh
0 = Bình thường.
1 = Chậm một chút nhưng không cần trợ giúp.
2 = Cần trợ giúp để tắm gội, hoặc rất chậm khi làm vệ sinh cá nhân.
3 = Cần trợ giúp để rửa tay, đánh răng, chải tóc, đi vào nhà tắm.
4 = Đặt sonde hoặc dụng cụ trợ giúp cơ học khác.
11. Xoay trở trên giường và sửa lại quần áo ngủ
0 = Bình thường.
1 = Hơi chậm và vụng về, nhưng vẫn không cần tới trợ giúp.
2 = Có thể tự mình xoay trở hoặc sửa drap trải giường, nhưng rất khó khăn.
3 = Có thể khởi động động tác, nhưng không xoay được hoặc không chỉnh sửa drap một mình.
4 = Không thể tự lực được.
12. Té ngã (không liên quan với chứng đông cứng - freezing)
0 = Không té ngã.
1 = Hiếm hoi có té ngã.
2 = Thỉnh thoảng bị ngã, không tới 1 lần trong 1 ngày.
3 = Té ngã trung bình mỗi ngày 1 lần.
4 = Té ngã hơn 1 lần trong 1 ngày.
13. Đông cứng (cứng đờ) khi đang đi
0 = Không.
1 = Hiếm khi đông cứng khi đi, có thể có ngập ngừng khi bắt đầu
2 = Thỉnh thoảng đông cứng khi đang đi.
3 = Thường xuyên bị đông cứng. Thỉnh thoảng bị té ngã do đông cứng.
4 = Thường xuyên té ngã do đông cứng.
14. Những than phiền về cảm giác có liên quan với chứng parkinson
0 = Không có.
1 = Thỉnh thoảng có tê bì, tê rần (ngứa), hoặc đau nhẹ.
2 = Thường hay bị có tê bì, tê rần (ngứa), hoặc đau; nhưng không làm cho bệnh nhân bị khốn khổ.
3 = Thường xuyên bị đau nhức.
4 = Đau đớn hành hạ.
III. KHÁM VẬN ĐỘNG
15. Nói
0 = Bình thường.
1 = Mất ở mức độ nhẹ về độ lớn, phát âm và nhấn giọng. (không diễn cảm)
2 = Giọng đều đều, líu ríu nhưng có thể hiểu được; giảm mức độ trung bình.
3 = Giảm nhiều, khó hiểu.(đứt quãng bất thường trong câu)
4 = Không thể hiểu.
16. Nét mặt
0 = Bình thường
1 = Giảm biểu lộ nét mặt nhẹ, vẻ mặt “lạnh như tiền” có thể là bình thường.
2 = Bất thường nhẹ, nhưng có giảm sự biểu lộ nét mặt rõ ràng.
3 = Giảm biểu lộ nét mặt trung bình, thỉnh thoảng môi hé mở.
4 = Giảm biểu lộ nét mặt hoàn toàn hay nghiêm trọng với vẻ mặt “mặt nạ” hay cứng đờ; môi mở ≥ ¼ inch.
17. Run khi nghỉ
0 = Không có
1 = Có nhưng nhẹ và hiếm.
2 = Biên độ nhẹ và kéo dài, hay biên độ trung bình nhưng chỉ hiện diện thời gian ngắn.(nhìn thấy được, chỉ ở ngọn chi)
3 = Biên độ trung bình và hiện diện hầu hết thời gian.(Ảnh hưởng đến các ngón)
4 = Biên độ nhiều và hiện diện hầu hết thời gian.(Đến cả gốc chi)
0 = Bình thường
1 = Nhẹ và thỉnh thoảng. (đấu ngón)
2 = Biên độ nhẹ và liên tục hay biên độ trung bình nhưng hiện diện từng cơn.(cả bàn chân)
3= Biên độ trung bình và kéo dài hầu như liên tục
4 = Biên độ nặng và kéo dài hầu như kiên tục. (hai chân như múa, ảnh hưởng đến gốc chi)
0 = Không có
1 = Nhẹ và thỉnh thoảng
2 = Nhẹ và kéo dài hay trung bình nhưng thỉnh thoảng. (thấy rõ, không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ vòng môi)
3 = Trung bình và hầu như liên tục. (Ảnh hưởng hết cơ vòng môi)
4 = Nặng và hầu như liên tục. (Ra khỏi cơ vòng môi)
18. Run của tay theo tư thế hay khi hoạt động
0 = Không
1 = Nhẹ; hiện diện khi hoạt động.
2 = Biên độ trung bình, hiện diện khi hoạt động.
3 = Biên độ trung bình với tư thế cầm và cả khi hoạt động.
4 = Biên độ nhiều, ảnh hưởng việc cho ăn.
19. Cứng cơ
(Đánh gía cử động thụ động của các khớp chính khi bệnh nhân ở tư thế ngồi thư giãn. Nếu bệnh nhân ngồi xe lăn thì bỏ qua).
0 = Không
1 = Rất nhẹ hoặc chỉ có thể nhận ra khi có cử động soi gương hay những cử động khác.
2 = Nhẹ đến trung bình .
3 = Nhiều, nhưng toàn bộ phạm vi cử động dễ dàng đạt được.
4 = Nghiêm trọng, phạm vi cử động đạt được khó khăn.
20. Khóa ngón tay
(Bệnh nhân khóa ngón cái với ngón 2 thành công nhanh chóng)
0 = Bình thường
1 = Chậm nhẹ và/hay giảm biên độ. (10-15 cái/5 giây)
2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động thỉnh thoảng.
3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử động hoặc ngừng khi đang cử động. (các ngón tay líu ríu, khó làm nhưng cố gắng thì được)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn.
21. Cử động bàn tay
(Bệnh nhân nắm - mở bàn tay thành công nhanh chóng)
0 = Bình thường.
1 = Chậm nhẹ và/ hoặc giảm biên độ.
2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động thỉnh thoảng. (Càng lâu, Bn mệt, giảm biên độ mở rộng lòng bàn tay)
3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử động hoặc ngừng khi đang cử động. (Biên độ không mở hoàn toàn)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn.
22. Thay đổi chuyển động bàn tay nhanh chóng
(Sấp - ngửa bàn tay với biên độ lớn nhất có thể cả hai bàn tay cùng lúc)
0 = Bình thường.
1 = Chậm nhẹ và/ hoặc giảm biên độ.
2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động thỉnh thoảng.
3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử động hoặc ngừng khi đang cử động. (biên độ sấp ngửa không hoàn toàn)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn. (không thực hiện được đến 10 cái)
23. Chân nhanh nhẹn
(Bệnh nhân ngồi trên ghế, chân vuông góc, bàn chân chạm đất. Gõ nhẹ gót chân xuống mặt đất và nhấc bàn chân - chân lên liền nhanh chóng. Biên độ nên ít nhất là 3 inches)
0 = Bình thường.
1 = Chậm nhẹ và/ hoặc giảm biên độ.
2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động thỉnh thoảng. (tính liên tục yếu, từng cái một)
3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử động hoặc ngừng khi đang cử động. (chân không nhấc cao được)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn. (Nhấc chân lên, xuống rất khó khăn)
24. Đứng lên từ ghế
(Bệnh nhân cố gắng đứng lên từ ghế dựa, với 2 tay bắt chéo trước ngực)
0 = Bình thường
1 = Chậm; có thể cần nhiều hơn 1 lần cố gắng
2 = Đứng dậy với 2 tay chống, dựa vào ghế.
3 = Khuynh hướng té ngã ra sau, có thể cố gắng nhiều lần, nhưng có thể đứng dậy không cần giúp đỡ. (dù đã chống 2 tay, vẫn đứng lên từ từ để lấy thăng bằng)
4 = Không thể đứng dậy mà không có sự giúp đỡ.
25. Tư thế
(Quan sát bệnh nhân phía trước và nhìn nghiêng, chân rộng bằng vai)
0 = Đứng thẳng bình thường.
1 = Không thẳng hoàn toàn, cúi nhẹ; có thể bình thường ở người già.
2 = Cúi trung bình, xem như bất thường; có thể tựa nhẹ sang một bên.(Nhìn thẳng)
3 = Cúi nhiều như gù, có thể tựa trung bình sang một bên.
4 = Gấp nhiều với rối loạn tư thế cực độ. (Bn xoay nghiêng rất khó khăn)
26. Dáng đi
0 = Bình thường.
1 = Đi bộ chậm, có thể kéo lê những bước chân ngắn, nhưng không hấp tấp hay lụp chụp.
2 = Đi bộ khó khăn, cần một ít hay không cần người giúp; có thể có hấp tấp, bước ngắn, lụp chụp.
3 = Rối loạn dáng đi nghiêm trọng, cần người giúp. (cần gậy, người… hỗ trợ)
4 = Không thể đi được mặc dù có người giúp.
27. Ổn định tư thế
(Đáp ứng đột ngột, kéo mạnh vai ra sau trong lúc bệnh nhân đứng thẳng, hai mắt mở, chân cách nhẹ. Bệnh nhân được chuẩn bị)
0 = Bình thường.
1 = Khuynh hướng bị đi về phía sau, có thể sửa lại không cần giúp đỡ.
2 = Mất đáp ứng tư thế; bị té ngã nếu ngưới khám không giữ lại.
3 = Rất không ổn định, khuynh hướng mất thăng bằng tự ý. (Bản thân BN khó giữ thăng bằng khi đứng, không cần đẩy)
4 = Không thể đứng mà không có người giúp.
28. Chậm động, giảm động
(Kết hợp chậm, do dự, giảm đong đưa tay, biên độ giảm, và cử động nghèo nàn nói chung). Quan sát BN đi qua lại trong phòng, kéo ghế từ góc ra giữa, tự ngồi, đứng lên.
0 = Bình thường
1 = Chậm ít, thực hiện được các cử động có đặc tính chủ ý; có thể giảm biên độ.(Cử động chậm, từ từ)
2 = Mức độ chậm nhẹ, và cử động nghèo nàn được xem là bất thường, thay đổi, một ít giảm biên độ. (Bn hạn chế cử động khi di chuyển ghế)
3 = Chậm trung bình, biên độ cử động nhỏ và nghèo nàn. (Đứng lên xuống khó khăn)
4 = Chậm rất nhiều, biên độ cử động nhỏ và nghèo nàn. (Chủ yếu ngồi xe lăn)
IV. BIẾN CHỨNG ĐIỀU TRỊ (Trong tuần vừa qua)
A. DYSKINESIAS
29. Kéo dài:
(Thông tin theo bệnh sử.)
0 = Không
1 = 1-25% ngày
2 = 26-50% ngày.
3 = 51-75% ngày.
4 = 76-100% ngày.
30. Tàn tật: Rối loạn chậm động như thế nào?
(Bệnh sử; có thể bổ sung nhờ khám bệnh)
0 = Không tàn tật.
1 = Tàn tật nhẹ.
2 = Tàn tật trung bình.
3 = Tàn tật nghiêm trọng.
4 = Tàn tật hoàn toàn.
31. Rối loạn chậm động đau: rối loạn chậm động đau như thế nào?
0 = Rối loạn chậm động không đau.
1 = Đau nhẹ.
2 = Trung bình.
3 = Nghiêm trọng.
4 = Rất nặng.
32. Có rối loạn trương lực cơ vào sáng sớm
(Thông tin từ bệnh sử)
0 = Không
1 = Có
B. DAO ĐỘNG VẬN ĐỘNG
33. Giai đoạn “off” có thể đoán trước?
0 = Không
1 = Có
34. Giai đoạn “off” không biết trước?
0 = Không
1 = Có
35. Giai đoạn “off” xuất hiện đột ngột, trong vài giây?
0 = Không
1 = Có
36. Tỉ lệ trung bình của việc đi bộ ở bệnh nhân “off”?
0 = Không
1 = 1-25% ngày.
2 = 26-50% ngày.
3 = 51-75% ngày.
4 = 76-100% ngày.
C. BIẾN CHỨNG KHÁC
40. Bệnh nhân có buồn nôn, chán ăn, ói không ?
0 = Không
1 = Có
41. Bất kỳ rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ mơ màng?
0 = Không
1 = Có
42. Bệnh nhân có triệu chứng hạ huyết áp tư thế ?
0 = Không
1 = Có