Nguyên nhân gây khàn tiếng?
Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng.
- Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Hét to, nói nhiều trong thời gian dài
- Trào ngược dạ dày thực quản: do lượng axit trào lên tới thực quản, tác động xấu tới dây thanh.
- Hút thuốc
- Dị ứng, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn thần kinh, viêm khớp dạng thấp và tổn thương dây thanh quản.
Khàn tiếng được điều trị như thế nào?
Nếu bị khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng khàn tiếng:
- Hầu hết các trường hợp khàn tiếng đều được điều trị hiệu quả bằng cách đơn giản là hạn chế sử dụng giọng nói hoặc điều chỉnh lại cách nói.
- Nếu khàn tiếng là do hút thuốc lá, người bệnh nên cố gắng bỏ thuốc.
- Người bị khàn tiếng cũng được khuyến cáo nên tránh tiếp xúc với khói thuốc và uống nhiều nước.
- Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu có nốt sần hoặc polyp ở dây thanh quản.
Nên làm gì để tránh bị khàn tiếng?
Uống nhiều nước, hạn chế nói quá nhiều, quá to, tránh tiếp xúc với khói, bụi… để phòng tránh bị khàn tiếng.
Có thể tham khảo một số biện pháp ngăn chặn tình trạng khàn tiếng sau:
- Tránh tiêu thụ các loại đồ uống dễ gây mất nước như rượu, cà phê…
- Tránh tiếp xúc với khói, bụi.
- Uống nhiều nước
- Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế rượu, bia và tránh các loại đồ ăn chứa nhiều gia vị.
- Cố gắng không nói quá nhiều hoặc quá to
- Tới bệnh viện để khám và tư vấn điều trị nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài quá lâu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp