✴️ Kháng sinh trong điều trị viêm họng cấp

Nội dung

Bệnh nhân viêm họng do nguyên nhân nhiễm khuẩn liên cầu có nhiều khả năng được đem lại những lợi ích từ việc dùng kháng sinh.

Thang điểm FeverPAIN hoặc tiêu chuẩn Centor là những công cụ tính điểm có thể hỗ trợ để xác định bệnh nhân nằm trong nhóm có nhiều khả năng.

Tiêu chuẩn FeverPAIN

– F: sốt (trong suốt 24 giờ trước đó)

– P: có tình trạng mưng mủ (trên các hạch hạnh nhân)

– A: diễn tiến nhanh chóng (thường trong vòng 3 ngày sau khi khởi phát triệu chứng)

– I: Viêm hạch hạnh nhân (viêm amidan) nghiêm trọng

– N: không ho hoặc sổ mũi (viêm lớp màng nhầy bên trong mũi)

Mỗi một tiêu chuẩn FeverPAIN được tính là 1 điểm (tối đa 5 điểm). Mức điểm cao hơn cho thấy nhiều triệu chứng nghiêm trọng và có khả năng gây ra bởi nhiễm khuẩn (liên cầu). Mức điểm 0 hoặc 1 được cho là có liên quan đến khoảng 13 đến 18 % khả năng cô lập chủng liên cầu. Mức điểm 2 hoặc 3 được cho là có liên quan đến khoảng 34 đến 40% khả năng cô lập chủng liên cầu. Mức điểm 4 hoặc 5 được cho là có liên quan đến khoảng 62 đến 65% khả năng cô lập chủng liên cầu.

Vì thế:

– Từ 0 – 1 điểm: Không cần thiết sử dụng kháng sinh.

– Từ 2 – 3 điểm: Cân nhắc không kê đơn kháng sinh hoặc kê đơn kháng sinh dự phòng.

– Từ 4 – 5 điểm: Cân nhắc cho sử dụng kháng sinh.

Kháng sinh lựa chọn:

– Penicillin V 500 mg x 4 lần/ngày hoặc 1000mg x 2 lần/ngày (kháng sinh này lý tưởng nhất nhưng ít gặp tại Việt Nam).

– Amoxicillin 500 mg x 2 lần/ngày cũng có thể dùng.

– Các cephalosporin có tác dụng tốt trên S. pyogenes nhưng lại thường gây tiêu chảy do rối loạn khuẩn ruột và tưa miệng hơn Amoxicillin, vì thế không nhất thiết phải dùng như là kháng sinh hàng đầu.

– Các Macrolid như Erythromycin, azithromycin có thể dùng khi bệnh nhân dị ứng với penicillin.

 

Tiêu chuẩn Centor

  • Sưng viêm hạch hạnh nhân (viêm amidan)

  • Sưng phía trước hạch bạch huyết cổ hoặc viêm hạch

  • Có sốt (trên 38oC)

  • Không ho

Mỗi một tiêu chuẩn Centor được tính 1 điểm (điểm tối đa: 4). Với mức điểm 0,1 hoặc 2 được cho là có liên quan đến khoảng 3 đến 17% khả năng cô lập chủng liên cầu. Với mức điểm 3 hoặc 4 được cho là có liên quan đến khoảng 32 đến 56% khả năng cô lập chủng liên cầu.

 

Bệnh nhân không có lợi ích đáng kể khi kê đơn kháng sinh (mức điểm FeverPAIN là 0 hoặc 1, hoặc điểm Centor là 0,1 hoặc 2):

  • Không kê đơn kháng sinh

  • Cũng như những lời khuyên chung được đề cập ở trên, cần tư vấn cho bệnh nhân về:

  • Sử dụng kháng sinh là không cần thiết

  • Tìm đến sự hỗ trợ y tế nếu như các triệu chứng trở nên trầm trọng một cách nhanh chóng, không được cải thiện sau 1 tuần, hoặc bệnh nhân cảm thấy toàn thân không được khỏe

 

Nhóm bệnh nhân có thể có những ích lợi khi được kê đơn kháng sinh (điểm FeverPAIN là 2 hoặc 3)

  • Cân nhắc không kê đơn kháng sinh hoặc kê đơn kháng sinh dự phòng, cần tính đến:

  • Những bằng chứng cho thấy kháng sinh giúp rút ngắn thời gian các triệu chứng (trung bình, các thuốc này rút ngắn thời gian kéo dài các triệu chứng khoảng 16 giờ)

  • Những bằng chứng cho thấy hầu hết bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn sau 1 tuần, nếu có hoặc không có kháng sinh

  • Những biến chứng có thể xảy ra nếu như tiếp tục duy trì sử dụng kháng sinh

  • Những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải, đặc biệt là tiêu chảy và buồn nôn

  • Khi kê đơn kháng sinh dự phòng, cũng như những lời khuyên chung có trong khuyến cáo, cần tư vấn về:

  • Kháng sinh không cần thiết phải được sử dụng ngay lập tức

  • Sử dụng kháng sinh dự phòng nếu như các triệu chứng không được cải thiện trong vòng sau 3 đến 5 ngày hoặc nếu như chúng trở nên trầm trọng một cách nhanh chóng hoặc đáng kể tại bất cứ thời điểm nào

  • Tìm đến sự hỗ trợ y tế nếu như các triệu chứng trở nên trầm trọng một cách nhanh chóng hoặc đáng kể hoặc bệnh nhân cảm thấy toàn thân không khỏe

 

Nhóm bệnh nhân có được những lợi ích nhất nếu như kê đơn kháng sinh (điểm FeverPAIN 4 hoặc 5, hoặc điểm Centor 3 hoặc 4)

  • Cân nhắc kê đơn kháng sinh ngay (xem xét khuyến cáo trong lựa chọn kháng sinh), hoặc kê đơn kháng sinh dự phòng kèm theo tư vấn (xem xét khuyến cáo), cần tính đến:

  • Những biến chứng có thể xảy ra nếu như tiếp tục duy trì sử dụng kháng sinh

  • Những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải, đặc biệt tiêu chảy và buồn nôn

  • Khi kê đơn kháng sinh tức thì, cũng như những lời khuyên trong khuyến cáo, cần tư vấn về việc tìm đến sự hỗ trợ y tế nếu như những triệu chứng trở nên trầm trọng một cách nhanh chóng hoặc đáng kể hoặc bệnh nhân cảm thấy toàn thân không được khỏe

 

 

Bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân không khỏe, có những triệu chứng và dấu hiệu bệnh ngày càng trầm trọng, hoặc nguy cơ xuất hiện biến chứng cao

  • Đề nghị kê đơn kháng sinh ngay lập tức (xem xét những khuyến cáo về lựa chọn kháng sinh) kèm theo lời tư vấn hoặc theo dõi, kiểm soát một cách chặt chẽ hơn

  • Tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện nếu như họ có triệu chứng viêm họng cấp với bất kỳ dấu chứng nào dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn toàn thân nghiêm trọng 

  • Biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng (như sưng viêm họng, viêm hạch có mủ [áp xe quanh hạch hạnh nhân (amidan)] hoặc viêm mô tế bào, áp xe bên hầu hoặc áp xe sau hầu hoặc hội chứng Lemierre)

 

Tự chăm sóc

  • Cân nhắc sử dụng Paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt, hoặc tốt hơn có thể sử dụng ibuprofen.

  • Nên uống đủ nước mỗi ngày

  • Giải thích rằng một số người lớn có thể dùng thử dạng thuốc viên ngậm có chứa thuốc gây tê tại chỗ, thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) hoặc thuốc sát khuẩn. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có thể hỗ trợ giảm đau bằng một lượng nhỏ.

  • Cần biết rằng chưa có bằng chứng nào được chỉ ra trên những dạng viên ngậm không phải thuốc, nước súc miệng, hoặc thuốc gây mê tại chỗ dạng phun xịt

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top