Nhiệt miệng, còn gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer), là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện đặc trưng là vết loét nông, hình tròn hoặc bầu dục, có bờ viêm đỏ, trung tâm màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Các vị trí thường gặp:
Mặt trong má, môi
Mặt dưới lưỡi
Vùng lợi hoặc nướu
Triệu chứng lâm sàng kèm theo:
Đau rát khi ăn uống, nói chuyện
Hơi thở có thể có mùi
Một số trường hợp có sốt nhẹ, nổi hạch vùng cổ, mệt mỏi
Thông thường, vết loét sẽ tự lành sau 7–10 ngày mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu vết loét kéo dài >2 tuần, to dần, đau dữ dội hoặc lan rộng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để loại trừ các bệnh lý khác.
Nhiệt miệng là vấn đề sức khỏe thường gặp ở mọi đối tượng
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng còn nhiều thách thức do bệnh có thể do nhiều yếu tố kết hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất:
Các thực phẩm như ớt, tiêu, món chiên rán, nướng... có tính nhiệt, gây kích ứng niêm mạc miệng.
Nếu tiếp tục sử dụng khi đang bị nhiệt miệng, tình trạng viêm loét sẽ kéo dài hoặc nặng hơn.
Chất tẩy mạnh trong kem đánh răng như Sodium Lauryl Sulfate (SLS) có thể gây kích ứng và tái phát nhiệt miệng.
Chà xát mạnh, dùng bàn chải cứng hoặc đánh răng quá nhanh có thể gây viêm loét niêm mạc.
Thói quen đánh răng mạnh, thô bạo sẽ gây tổn thương răng và các mô mềm trong khoang miệng
Nhiệt miệng có thể là biểu hiện cảnh báo cơ thể thiếu các vi chất:
Vitamin B2, B3, B12: Quan trọng trong tái tạo mô niêm mạc.
Vitamin C: Giúp tăng miễn dịch và làm lành vết loét.
Sắt, kẽm, axit folic: Thiếu hụt các khoáng chất này cũng liên quan đến loét niêm mạc miệng.
Thường gặp ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc rối loạn nội tiết khác.
Sự thay đổi hormone có thể làm giảm khả năng đề kháng, dẫn đến nhiệt miệng, kèm các triệu chứng toàn thân như sốt, đau nhức, mệt mỏi.
Bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, hoặc viêm ruột, bệnh Celiac, Behçet...
Căng thẳng tâm lý, stress, mất ngủ cũng có thể làm giảm miễn dịch, dẫn đến loét miệng tái phát.
Chế độ ăn uống:
Tránh đồ cay, nóng, chua.
Tăng cường rau xanh, trái cây, nước mát (nước cam, dừa, rau má…).
Vệ sinh miệng:
Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải mềm.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm 2 lần/ngày.
Nghỉ ngơi, giảm stress, ngủ đủ giấc.
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt cũng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng
Vết loét >10 ngày không lành
Sốt cao, nổi hạch, sưng đau lan rộng
Loét miệng tái phát nhiều lần, không rõ nguyên nhân
Bác sĩ có thể chỉ định:
Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm tại chỗ (dạng gel, súc miệng)
Bổ sung vitamin, khoáng chất
Làm các xét nghiệm loại trừ các bệnh hệ thống nếu cần
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, thường lành tính nhưng ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Việc nhận diện đúng nguyên nhân, chăm sóc hợp lý và phòng ngừa tái phát sẽ giúp rút ngắn thời gian lành vết loét và tránh các biến chứng không mong muốn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh