✴️ Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm xoang sàng cấp?

Nội dung

Viêm xoang sàng cấp là bệnh lý phổ biến và đang có chiều hướng tăng nhanh ở xã hội hiện đại. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng cấp là gì, cách điều trị ra sao?

 

1. Tìm hiểu về bệnh viêm xoang sàng

1.1 Khái niệm viêm xoang sàng cấp là gì?

Viêm xoang sàng cấp là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm và có dịch mủ ứ đọng lại, gây ra tình trạng bít tắc và tạo áp lực lên vùng xoang sàng. Điều này gây cản trở khả năng thoát chất nhầy từ mũi và xoang của người bệnh, khiến cho mũi bị ngạt, gây áp lực lên xương gò má, gần mắt hoặc trên trán.

Có 2 loại viêm xoang sàng, viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau. Viêm xoang sàng phổ biến nhất là do bị cảm lạnh gây ra nhiễm virus. Khi bị viêm xoang sàng người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau ở đỉnh đầu và vùng sau gáy. Dịch nhầy từ mũi có thể chảy xuống họng và tạo ra đờm, từ đó sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công và gây cho người bệnh dễ bị ho, viêm họng, viêm phế quản.

1.2 Viêm xoang sàng cấp, nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm xoang cấp mà bạn cần lưu ý:

– Viêm xoang sàng nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nấm.

– Người bệnh bị polyp mũi hoặc có các khối u.

– Mũi bị lệch vách ngăn.

– Adenoids bị nhiễm bệnh.

– Người bệnh bị xơ nang, bệnh di truyền khiến chất nhầy dính, tích tụ trong cơ thể.

– Bên cạnh đó, nếu bị viêm răng, nhiễm trùng cũng có thể gây ra viêm xoang cấp tính, trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể lây lan từ răng và nhiễm trùng đến xoang.

Viêm xoang sàng cấp là bệnh lý phổ biến và đang có chiều hướng tăng nhanh ở xã hội hiện đại.

Viêm xoang sàng cấp là bệnh lý phổ biến và đang có chiều hướng tăng nhanh ở xã hội hiện đại

 

2. Bệnh viêm xoang sàng gây ra các biến chứng gì?

Bệnh viêm mũi xoang nói chung và bệnh viêm xoang sàng nói riêng, nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, bởi vì các xoang nằm ở gần mắt và sọ não.

– Gây đau nhức ở vùng đầu: Dịch nhầy bị tắc lại ở lỗ thông xoang với mũi khiến cho người bệnh cảm giác bị đau nhói và râm ran ở đỉnh đầu và đằng sau gáy.

– Đau nhức mắt, mở mắt và tăng áp tai: Mắt và tai có vị trí nằm gần với nhau, nên khi bị viêm xoang sàng thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng thị giác và thính giác và gây ra hiện tượng đỏ mắt, viêm mí mắt, áp xe nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác, thị lực giảm, nghiêm trọng hơn có thể gây mờ mắt, mất dần thị lực.

– Gây ra các biến chứng đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, áp xe vòm họng.

– Gây ra viêm tai: Viêm xoang khi lan đến tai sẽ gây ra viêm tai giữa, nếu để lâu sẽ gây mủ ở bên trong tai và gâp áp lực với màng nhĩ, gây thủng màng nhĩ, gây điếc. Nghiêm trọng hơn, nếu viêm tai giữa nặng có thể gây biến chứng viêm màng não mủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Mắt và tai có vị trí nằm gần với nhau, nên khi bị viêm xoang sàng thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng thị giác và thính giác và gây ra hiện tượng đỏ mắt, viêm mí mắt, áp xe nhãn cầu,

 

Mắt và tai có vị trí nằm gần với nhau, nên khi bị viêm xoang sàng thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng thị giác và thính giác và gây ra hiện tượng đỏ mắt, viêm mí mắt, áp xe nhãn cầu.

 

3. Những phương pháp điều trị viêm xoang sàn hiệu quả?

3.1 Điều trị viêm xoang sàng bằng nội khoa

Với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ, có thể được điều trị nội khoa, cụ thể như sau:

– Người bệnh dùng thuốc điều trị viêm xoang sàng: Thuốc được chỉ định có tác dụng đủ mạnh để tiêu diệt nấm, vi khuẩn, giảm lượng dịch mủ gây ứ tắc trong xoăng, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng của cơ thể, tránh bệnh có nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, có một số loại thuốc sử dụng với liều lượng cao và trong thời gian dài sẽ gây tác dụng phụ và nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó, người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị cần có sự chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ chuyên môn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách:

– Xông mũi với tinh dầu để làm loãng các chất dịch, thông thoáng đường mũi, tinh dầu cũng có tác dụng dịu các cơn đau nhức, giúp cơ thể thư giãn.

– Rửa mũi dùng nước muối sinh lý từ 1 đến 2 lần/ngày, vừa giúp làm sạch khoang mũi, vừa giúp diệt vi khuẩn và ngăn ngừa virus.

– Sử dụng các sản phẩm từ tỏi để giảm và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp như: viêm xoang, cảm cúm…

3.2 Điều trị viêm xoang sàng bằng phẫu thuật.

Nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa mà không hiệu quả thì có thể tình trạng bệnh đã trở nên nặng, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định người bệnh được tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật trong điều trị viêm xoang sàng hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng. Phương pháp nội soi được thực hiện nhanh chóng, giúp người bệnh được phục hồi chức năng lưu thông và dẫn lưu khí của mũi xoang. Tuy nhiên, những bệnh nhân có miễn dịch kém, khả năng tái phát bệnh cũng cao hơn.

Viêm xoang sàng là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và phát hiện, điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, khi nhận thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến thăm khám ở các cơ sở y tế có chuyên môn và uy tín để được bác sĩ có chuyên môn theo dõi và có phương pháp điều trị thích hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top