✴️ Vá màng nhĩ có hồi phục chức năng nghe không?

Nội dung

1. Tại sao phải vá màng nhĩ?

Màng nhĩ là bộ phận nằm bên trong, tạo thành vách ngăn chia vùng tai giữa và tai ngoài. Khi có âm thanh truyền đến tai, màng nhĩ sẽ rung lên và tai sẽ nghe được âm thanh đó. Do kích thước bộ phận này khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận sóng âm và bộ phận thính giác sẽ không còn nhạy như trước nữa. Do đó vá màng nhĩ là cách để cải thiện chức năng thính giác của người bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho màng nhĩ bị thủng:

– Nhiễm trùng tai: Việc nhiễm trùng tai nặng hay nhẹ mà không điều trị sớm đều có khả năng gây thủng màng nhĩ.

– Có dị vật trong tai: Những vật nhọn để lấy ráy tai bằng kim loại, bút chì, bông tăm, kẹp tăm…có thể làm rách màng nhĩ khi đưa vào trong tai.

– Chấn thương âm thanh: Một vụ nổ lớn xảy ra ở gần tai hoặc nghe nhạc ở mức to có thể gây áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ bị thủng. 

– Chấn thương khí áp: Áp suất chênh lệch trong và ngoài màng nhĩ cũng có thể gây thủng màng nhĩ.

vá màng nhĩ

Thủng màng nhĩ có thể mang lại những triệu chứng không tưởng

 

2. Phương pháp phổ biến vá màng nhĩ hiện nay

Thực tế, thủng màng nhĩ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nghe của người bệnh mà và gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng mà cần tìm đến phương pháp vá màng nhĩ.

2.1. Phương pháp vá màng nhĩ hiện nay

Theo phương pháp phẫu thuật truyền thống, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để loại bỏ những mô sẹo và mô thừa trong tai giữa. Sau đó lựa chọn một vỏ sợi cơ hoặc tĩnh mạch để lấy mô ghép vào màng nhĩ bị rách rồi vá lại. 

Ngoài ra còn phương pháp để nối liền vết thủng màng nhĩ là thông qua ống tai bằng cách tạo ra 1 vết cắt nhỏ từ phía sau của tai. Thông thường thủ thuật này chỉ mất khoảng 2 – 3 tiếng để hoàn tất. 

Ngày nay với sự phát triển của nền y học hiện đại, bác sĩ hiện nay có thể sử dụng thuốc kháng sinh để vi phẫu thuật. Đây là kỹ thuật chỉnh hình được thực hiện dưới kính hiển vi và vá lỗ thủng màng nhĩ bằng các tư liệu tự thân như sụn, cân cơ thái dương hoặc màng tai đồng chủng.

Nếu trong trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa thì bắt buộc phải điều trị bệnh trước cho tới khi bệnh tình viêm nhiễm ổn định, tình trạng chảy dịch được cải thiện. Thêm nữa, lỗ tai khô ráo và lỗ thủng dưới 4mm là tiêu chuẩn bắt buộc để thực hiện phẫu thuật vá màng.

Bình thường, sau khi kết thúc phẫu thuật vá lỗ thủng màng nhĩ, người bệnh có thể được xuất viện luôn trong ngày mà không cần làm thủ tục nằm viện nếu như không gặp biến chứng gì nguy hiểm xảy ra hoặc vấn đề gì bất thường.

2.2. Vá màng nhĩ có hồi phục chức năng nghe không?

Hầu hết, các phương pháp vá lỗ thủng ở màng nhĩ được áp dụng hiện nay đều an toàn và không để lại biến chứng gì cho người bệnh. Tuy nhiên đôi khi trong một số trường hợp vẫn có những dấu hiệu bất thường xảy ra sau khi kết thúc phẫu thuật. Bao gồm:

– Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật

– Dị ứng với thuốc và thuốc gây mê

Điều này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm với người bệnh:

– Tổn thương dây thần kinh, có thể là dây thần kinh vị giác bị ảnh hưởng

– Tổn thương các xương tai giữa, dần dần mất đi thính lực

– Chóng mặt

– Lỗ thủng màng nhĩ không được hồi phục hoàn toàn

– Lớp da thừa phát triển ở sau màng nhĩ

– Mất thính giác nặng hoặc vừa tùy từng cơ địa bệnh nhân

triệu chứng sau phẫu thuật

Chóng mặt là triệu chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật vá lỗ thủng màng nhĩ

Do đó, việc phẫu thuật vá lỗ thủng màng nhĩ có thể mang lại thính lực cho người bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp hy hữu xảy ra ngoài ý muốn vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có chức năng nghe.

 

3. Một số lưu ý quan trọng khi vá lỗ thủng màng nhĩ

Sau khi phẫu thuật vá lỗ thủng màng nhĩ, người bệnh nên được theo dõi và chăm sóc tận tình ở nhà:

– Sử dụng nước nhỏ tai thường xuyên. Bạn nên gỡ băng nhẹ nhàng và nhỏ vào tai vào đúng chỗ mà bác sĩ khuyến cáo. Khi băng bị bẩn thì nên thay băng khác mà không được phép dùng vật khác thay thế.

– Không đeo tai nghe trong quá trình đeo băng và hồi phục

– Tuyệt đối không nên hắt hơi mạnh 

– Tránh những nơi đông người và tiếp xúc với người bị bệnh

– Luôn giữ ấm cơ thể bởi thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai

– Tránh để nước lọt vào tai, đặc biệt khi đi bơi. Nếu có ý định đi bơi hãy bảo vệ tai bằng cách đội mũ bơi để tránh nước vào tai.

phẫu thuật vá màng

Giữ ấm cơ thể để tránh tình trạng viêm nhiễm tai

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau nhói ở tai hoặc tai chứa đầy dịch, hoặc đôi khi có âm thanh lạ phát vào trong tai. Những dấu hiệu này sẽ biến mất sau một vài ngày.

Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về các phương pháp vá lỗ thủng màng nhĩ để bạn có cái nhìn tổng quan và tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top