✴️ Viêm thanh quản

Nội dung

Tổng quan

Viêm thanh quản là tình trạng viêm của dây thanh âm và các cấu trúc lân cận do nhiễm trùng, kích thích hoặc đơn giản là do hoạt động quá mức.

Vùng thanh quản chứa 2 dây thanh âm (đây là 2 nếp gấp của lớp màng nhầy phủ lên phần cơ và sụn). Thông thường thì 2 dây thanh âm sẽ đóng mở rất mượt mà, tạo ra âm thanh thông qua sự chuyển động và rung động.

Tuy nhiên nếu viêm thanh quản, 2 dây thanh sẽ bị kích thích và viêm. Điều này làm chúng bị sưng lên, làm cho âm thanh đi qua bị biến dạng. Kết quả là giọng nói của bạn bị khàn, trong 1 vài trường hợp có thể bạn sẽ mất giọng.

Viêm thanh quản có thể cấp (ngắn) hay mạn (kéo dài). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản sẽ khởi phát bởi tình trạng nhiễm virus và không nghiêm trọng. Khan giọng kéo dài có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lí nghiêm trọng.

Triệu chứng

Hầu hết các triệu chứng của viêm thanh quản thường kéo dài trong vòng 1 vài tuần và thường gây ra do tình trạng nhiễm virus. Những trường hợp viêm thanh quản do các nguyên nhân nguy hiểm hoặc kéo dài ít phổ biến hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản có thể bao gồm:

  • Khàn giọng;

  • Mất giọng;

  • Đau họng;

  • Khô họng;

  • Ho khan;

  • Cảm giác kích thích và thô cứng ở họng.

Khi nào cần khám bác sĩ

Thông thường, bạn có thể tự chăm sóc viêm thanh quản cấp tại nhà mà không cần phải điều trị đặc hiệu nào, chẳng hạn như để cho thanh quản nghỉ ngơi (hạn chế nói) và uống nhiều nước. Tiếp tục sử dụng giọng nói quá mức khi viêm thanh quản cấp sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Khi có những dấu hiệu sau đây hoặc viêm thanh quản kéo dài trên 2 tuần bạn nên đi khám bác sĩ.

Những dấu hiệu khẩn cấp:

  • Khó thở;

  • Ho ra máu;

  • Sốt không giảm;

  • Đau nhiều kéo dài.

Dấu hiệu ở trẻ em:

  • Thở rít, thở có âm thanh lớn, gắt;

  • Chảy nước mũi nhiều;

  • Khó nuốt;

  • Khó thở;

  • Sốt.

Những dấu hiệu và triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của bệnh bạch hầu, một bệnh lý gây viêm thanh quản và đường thở ngay bên dưới. Mặc dù bệnh có thể được điều trị và đa số điều trị tại nhà, tuy nhiên thì những triệu chứng nặng cần phải theo dõi trong bệnh viện. Những triệu chứng này còn có thể là biểu hiện của viêm nắp thanh quản (nắp đậy khí quản), tình trạng có thể đe dọa tính mạng ở cả người lớn và trẻ em.

Nguyên nhân

Viêm thanh quản cấp

Hầu hết viêm thanh quản là cấp tính và cải thiện khi nguyên nhân mất đi. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Nhiễm virut tương tự dạng gây ra cảm cúm;

  • Stress ở dây thanh âm, do sử dụng quá mức hoặc la hét nhiều;

  • Nhiễm trùng, nguyên nhân này ít phổ biến.

Viêm thanh quản mạn

Viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần được xác định là mạn tính. Dạng viêm thanh quản này thường gây ra do bị kích thích kéo dài. Viêm thanh quản mạn làm cho dây thanh bị kéo căng, tổn thương hoặc hình thành nên polyp hay nốt. Các nguyên nhân gây ra:

  • Hít phải các chất kích thích như khói, chất hóa học hoặc chất gây dị ứng;

  • Trào ngược dạ dày thực quản;

  • Viêm xoang mạn tính;

  • Sử dụng rượu quá nhiều;

  • Sử dụng giọng nói quá nhiều liên tục;

  • Hút thuốc lá.

Những nguyên nhân ít phổ biến hơn:

  • Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm;
  • Nhiễm kí sinh trùng.

Một số nguyên nhân khác:

  • Ung thư;
  • Liệt dây thanh âm, có thể là kết quả của tổn thương sau phẫu thuật, tổn thương thần kinh, ung thư hoặc các tình trạng sức khỏe khác;
  • Cung của dây thanh âm.

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ của viêm thanh quản bao gồm:

  • Nhiễm trùng hô hấp: cảm lạnh, viêm xoang hoặc viêm phế quản;
  • Tiếp xúc với yếu tố kích thích: khói thuốc lá, uống rượu nhiều, axit dạ dày và hóa chất nơi làm việc;
  • Lạm dụng giọng nói: nói quá nhiều, nói quá lớn, la hét hoặc ca hát.

Biến chứng

Trong những trường hợp viêm thanh quản do nhiễm vi khuẩn, có thể vi khuẩn sẽ lan tới những vị trí khác của đường hô hấp gây ra các bệnh cảnh nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa

Tránh để khô rát hoặc các yếu tố kích thích lên dây thanh âm bằng cách:

  • Không hút thuốc và tránh hút thuốc lá thứ phát (tiếp xúc với khói thuốc mà không trực tiếp hút thuốc lá): khói thuốc là khô vùng họng. Nó còn có thể kích thích trực tiếp lên dây thanh.

  • Hạn chế rượu và cà phê: làm mất nước.

  • Uống nhiều nước: nước giúp duy trì sự trơn tru của vùng họng đồng thời cũng giúp làm sạch.

  • Hạn chế ăn đồ cay: thức ăn cay làm cho axit dạ dày đi vào vùng hầu họng hay thực quản. Có thể dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng.

  • Sử dụng nhiều thực phẩm lành mạnh: trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chẳng hạn như A,E và C giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Ngoài ra các loại thực phẩm này còn giúp màng nhầy hoạt động tốt.

  • Tránh tằng hắng: động tác này có hại hơn là có lợi bởi vì nó có thể tạo ra những dao động bất thường lên dây thanh âm cũng như có thể làm sưng dây thanh. Ngoài ra tằng hắng còn làm tăng tiết dịch nhầy và làm bạn lại cảm thấy kích thích hơn và kết cuộc là bạn lại muốn tằng hắng tiếp.

  • Hạn chế viêm đường hô hấp trên: vệ sinh tay và trách tiếp xúc với những ai đang có cảm cúm.

Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Có thể bạn quan tâm: Làm gì khi trẻ bị mềm Sụn Thanh Quản

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top