✴️ Viêm xoang hàm trái và những điều cần biết

1. Triệu chứng của viêm xoang hàm bên trái

Hệ thống xoang trong cơ thể bao gồm 4 xoang như: Xoang sàng, xoang trán, xoang hàm và xoang bướm. Trong đó, xoang hàm là bộ phận bao gồm những hốc quang ở khu vực mắt và má 2 bên và được bao phủ bởi lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc bị phù nề, viêm nhiễm gọi là viêm xoang hàm. Với viêm xoang hàm bên trái là tình trạng viêm các hốc xoang ở hàm trái khuôn mặt.

Viêm xoang hàm bên trái được chia làm 2 dạng, cụ thể như sau:

1.1. Viêm xoang hàm bên trái cấp tính

Viêm xoang hàm cấp tính thường kéo dài trong khoảng thời gian hơn 6 tuần, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển sang giai đoạn viêm xoang hàm mạn tính. Cụ thể, một số triệu chứng điển hình của viêm xoang hàm cấp bao gồm như sau:

– Nhức đầu, đau mặt, cơn đau có thể lan tận đến hốc mắt, thái dương.

– Đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng và buổi trưa, hoặc cơn đau nặng hơn ở tư thế cúi đầu xuống, gập người lại chạy nhảy hoặc khi vận động mạnh.

– Bệnh nhân có cảm giác đau khi dùng tay ấn vào mắt.

– Chảy nước mũi, nước mũi ban đầu thường loãng, thời gian sau đó chuyển sang dạng đặc và ngả vàng

– Sốt nhẹ đến sốt cao, tuy nhiên đây không phải là triệu chứng thường gặp

Triệu chứng điển hình của viêm xoang hàm trái đó là đau âm ỉ ở vùng mặt, đặc biệt là bên má trái

Triệu chứng điển hình của viêm xoang hàm trái đó là đau âm ỉ ở vùng mặt, đặc biệt là bên má trái

1.2. Viêm xoang hàm bên trái mạn tính

Khác với viêm xoang hàm cấp tính, viêm xoang mạn tính không có triệu chứng điển hình. Thay vào đó, bệnh nhân đôi khi chỉ xuất hiện một số dấu hiệu không rõ ràng như:

– Chảy nhiều nước mũi, nghẹt mũi, khó thở

– Mũi tiết dịch màu xanh, chảy nước mũi nhiều.

– Đau âm ỉ, dữ dội ở vùng mặt, đặc biệt là ở bên má trái.

– Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm tấy hốc mắt, viêm màng não, áp xe não hoặc viêm xương tủy.

 

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Theo các chuyên gia, viêm xoang hàm bên trái có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như:

– Nhiễm khuẩn ở răng miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của những người bệnh bị viêm xoang hàm.

– Người bệnh bị viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng mà chưa có biện pháp điều trị phù hợp.

– Người bệnh bị lệch vách ngăn mũi do cấu trúc giải phẫu.

– Bệnh nhân gặp chấn thương hay tai nạn, biến chứng sau phẫu thuật gây viêm.

– Hệ hô hấp của bệnh nhân bị tấn công bởi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus.

 

3. Trường hợp có nguy cơ cao mắc viêm xoang hàm trái

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm xoang hàm trái bao gồm:

– Người bệnh bị sâu răng, viêm nhiễm răng miệng tuy nhiên không điều trị bệnh triệt để

– Người đã nhổ răng hoặc phẫu thuật vùng khoang miệng có nguy cơ mắc viêm xoang hàm cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có tay nghề không đảm bảo khiến bệnh nhân tổn thương hoặc thiếu cẩn thận để dị vật rơi vào.

– Người có tiền sử mắc bệnh lý viêm mũi dị ứng, hoặc cũng có thể do trước đây từng bị viêm xoang hàm nhưng lại không điều trị dứt điểm.

– Người mắc các bệnh lý viêm đa xoang hay viêm xoang trán

– Viêm họng, viêm thanh quản do dịch hoặc mủ từ xoang đổ xuống vùng họng và gây viêm

– Một số bệnh lý như viêm dây thần kinh thị giác, viêm tĩnh mạch xoang ở bệnh nhân bị viêm xoang hàm mạn tính.

 

4. Điều trị viêm xoang hàm trái như thế nào?

Sau khi chẩn đoán và xác định viêm xoang hàm bên trái thông qua thăm khám lâm sàng, chụp X- quang, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Hiện nay, đối với viêm xoang hàm trái cấp tính thì phương pháp điều trị viêm chủ yếu là điều trị nội khoa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp với nguyên nhân gây bệnh như thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống phù nề.  Ngoài ra, nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tắc nghẹt mũi thì có thể thực hiện thêm các biện pháp xông mũi.

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị với những loại thuốc kể trên thì bác sĩ có thể cân nhắc thay thế phương pháp rửa xoang bằng cách chọc xoang để hút mủ và dịch ứ đọng, đồng thời đưa thuốc vào xoang để thay thế.

Tuy nhiên không phải trường hợp viêm xoang hàm nào cũng có thể được điều trị khỏi bằng thuốc. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, lúc này bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ngoại khoa. Phẫu thuật ngoại khoa thường được áp dụng đối với những bệnh nhân bị lệch vách ngăn mũi, polyp mũi hoặc bệnh nhân có dị vật ở trong xoang.

Hi vọng rằng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm xoang hàm trái. Hiện nay, Chuyên Khoa Tai Mũi Họng – Hệ thống y tế đang trở thành một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị được đông đảo các bệnh nhân lựa chọn.

Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ đầu ngành, có đến hơn 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị, còn luôn chú trọng nâng cấp và đầu tư trang thiết bị y tế, máy móc nhằm mang đến quá trình thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất dành cho khách hàng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top