Bình đẳng giới là gì? Pháp luật quy định gì về bình đẳng giới

1. Bình đẳng giới là gì? Ví dụ về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một trong số những quyền cơ bản của con người được pháp luật bảo vệ.

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. (Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006)

Dựa vào điều luật trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản bình đẳng giới là sự đảm bảo mọi người đều được đối xử công bằng, có các cơ hội và quyền lợi tương đương, không phân biệt giới tính.

Việc này đòi hỏi sự thừa nhận và tôn trọng những đặc điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ. Đồng thời, đảm bảo rằng cả hai giới đều được đánh giá bằng những tiêu chuẩn và yêu cầu công bằng như nhau.

Ví dụ về bình đẳng giới

Nghỉ 30 phút/ ngày đối với lao động nữ (trong thời kỳ kinh nguyệt) và 60 phút/ ngày trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, đảm bảo thời gian vệ sinh và cho con bú của phụ nữ, điều này đã được Luật lao động quy định.

Đồng thời, tại Luật này cũng nêu rõ, người nữ sẽ được ưu tiên tuyển dụng nếu người nam và nữ có trình độ ngang nhau.

Dễ dàng nhận thấy rằng, tỷ lệ lao động nam chiếm phần trăm khá lớn so với lao động nữ. Tương tự như vậy, mức lương của nữ lao động chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới. Trong khi đó, thời gian làm việc không công, cụ thể là việc nhà của nữ giới gấp đôi so với nam. Tại đây, chính sách Nhà nước điều chỉnh sao cho phù hợp với sức lao động nữ và tiền lương tương đương.

Tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 62 tuổi vào năm 2028, trong khi đó với lao động nữ, đủ 60 tuổi vào năm 2035. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được áp dụng trong điều kiện lao động bình thường và được thực hiện theo một lộ trình nhất định.

 

2. Ý nghĩa của bình đẳng giới, một số quy định của pháp luật liên quan bình đẳng giới

Một trong những ý nghĩa của quyền bình đẳng giới là xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo ra cơ hội và phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Điều này nhằm tiến tới sự bình đẳng giới thực sự giữa nam và nữ, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

2.1 Một số trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới

Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Theo Điều 26 của Luật BĐG quy định):

- Chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, cần xây dựng và trình Chính phủ ban hành.

- Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

- Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tích cực tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề về bình đẳng giới.

- Đối với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, cần tổng kết, báo cáo, đề xuất Chính phủ.

- Chịu trách nhiệm điều hành và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

- Những hành vi vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới cần kịp thời kiểm tra, thanh tra, xử lý.

Đối với ủy ban nhân dân các cấp (Theo Điều 28):

- Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương cần được xây dựng, lên kế hoạch, triển khai.

- Chuẩn bị và trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền.

- Ở cấp địa phương, tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

- Đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo.

Đối với gia đình (Theo Điều 33):

- Các thành viên trong gia đình được tạo điều kiện nâng cao nhận thức, hiểu biết, tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

- Cần giáo dục trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình đối với các thành viên.

- Mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ được tạo điều kiện làm mẹ tốt nhất.

- Trong học tập, lao động hay tham gia các hoạt động khác, con trai và con gái được đối xử và tạo cơ hội như nhau.

Đối với công dân (Theo Điều 34):

- Không ngừng nâng cao hiểu biết, có nhận thức đúng đắn về giới và quyền bình đẳng giới.

- Thực hiện và hướng dẫn các hành vi đúng mực về bình đẳng giới, cũng như khuyến khích người khác làm tương tự.

- Lên án, phê phán, ngăn chặn hành vi vi phạm quyền bình đẳng giới.

- Theo dõi và đảm bảo sự bình đẳng giới của cộng đồng, cơ quan, tổ chức và công dân.

2.2 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong một số lĩnh vực

Tại Chương II, Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định đầy đủ các hình thức xử phạt, cụ thể:

Tại điều 6, về chính trị:

- Có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; tuyên truyền sai sự thật của người tự ứng cử, được ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước vì định kiến giới.

- Phạt 2.000.000 - 3.000.000 đồng cho các hành vi trên. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vấn đề sẽ có hình thức xử phạt khác nhau (mức phạt tiền nặng nhất là từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng).

Tại điều 7, về kinh tế:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xúi giục, đe dọa… người thành lập, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới.

- Mức phạt tiền thấp nhất là từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, nặng nhất là 5.000.000 đồng.

Tại điều 13, về gia đình:

- Cản trở, không cho phép thành viên gia đình tham gia các hoạt động khác nhau; đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên. Mức xử phạt cho hành vi này là 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

- Có hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần; thực hiện lao động gia đình bị áp đặt, sử dụng các biện pháp tránh thai hay triệt sản. Mức tiền phạt dao động từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng.

- Người có đủ điều kiện tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của gia đình theo quy định pháp luật nhưng bị cản trở và sử dụng hành vi vũ lực. Phạt tiền từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng.

return to top