✴️ Chăm sóc sonde dẫn lưu tụ dịch-máu quanh thận/lần (thực hiện cho một lần)

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Chăm sóc dẫn lưu tụ dịch-máu quanh thận là cần thiết để dẫn lưu đảm bảo được chức năng dẫn lưu hết dịch và máu, phòng tránh biến chứng và phát hiện sớm nếu có biến chứng theo thời gian mang dẫn lưu. 

 

CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có dẫn lưu.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định. 

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ: 01 bác sĩ 

Điều dưỡng: 01 điều dưỡng

Phương tiện

Giường thực hiện thủ thuật: 01 chiếc

Bộ dây truyền huyết thanh: 01 bộ

Túi đựng nước tiểu: 01 chiếc

Dung dịch betadin sát trùng: 01 lọ

Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc

Nước muối sinh lý 0,9%: 500ml

Bơm tiêm 20ml: 02 chiếc

Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói

Găng tay vô trùng: 02 đôi

Người bệnh 

Người bệnh và người nhà được nghe bác sĩ giải thích kỹ về kỹ thuật và đồng ý phối hợp cùng với bác sĩ.

Hồ sơ bệnh án 

Bệnh án được hoàn thiện với các thủ tục cần thiết.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ 

Kiểm tra người bệnh 

Đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh.

Thực hiện kỹ thuật

Người bệnh được theo dõi mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật. 

Người bệnh nằm nghiêng bộc lộ bên thận dẫn lưu.

Bác sĩ rửa tay, đi găng vô trùng.

Sát trùng da vùng dẫn lưu.

Trải săng vô trùng loại có lỗ.

Sát trùng sạch vùng chân sonde.

Kiểm tra tại chỗ xem có chảy máu hoặc nhiễm trùng không; Chỉ cố định chân sonde dẫn lưu có bị đứt tuột không, nếu không còn cố định được sonde thì phải khâu lại chân sonde. 

Nối sonde dẫn lưu với bộ dây truyền và túi đựng nước tiểu.

Băng vùng chân dẫn lưu.

Cho người bệnh về giường bệnh.

 

THEO DÕI

Các thông số sinh tồn: toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở.

Kiểm soát đau.

Theo dõi dịch số lượng, tính chất, màu sắc qua sonde dẫn lưu.

Siêu âm lại thận - tiết niệu.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hầu như không có tai biến nếu có chảy máu tại chỗ dẫn lưu: băng ép hoặc khâu lại vị trí dẫn lưu nếu cần thiết.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mark J, Hogan M, Brian D et al. (2001). “Percutaneous Nephrostomy in Children and Adolescents: Outpatient Management”. Radiology 218: pp.207 - 10.

Mosbah A, Siala A (1990). “Percutaneous nephrostomy in the treatment of Pyonephrosis. A comparative study apropos of 36 cases”. Ann Urol  (Paris) 24 (4): pp.279 - 81. 

Ogg CS, Pedersen JS (1969). “Percutaneous Needle Nephrostomy”. Bristish Medical Journal 4: pp.657 - 60.

Karim SS R, Samanta S, Aich RK et al. (2010). “Percutaneous nephrostomy by direct puncture technique: An observational study”. Indial journal of Nephrology 20 (2): pp.84 - 8.

Radecka E MA (2004). “Complications associated with percutaneous nephrostomies. A retrospective study”. Acta Radiol 45 (2): pp.184 - 8.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top