6 bước đọc điện tâm đồ hiệu quả

Nội dung


A. Cách học ECG:
Trước khi bước vào học nó bạn cũng cần phải xác định là:
1. Ban đầu bạn chỉ học những cái cơ bản trước đã, lúc đầu chưa biết gì thì bạn phải chấp nhận đã tức là chấp nhận các tiêu chuẩn ECG của từng nội dung. Ví dụ người ta bảo đặc điểm của rung nhĩ trên ECG là:
- Mất sóng P thay bằng sóng f, quan sát sóng f rõ trên V1, V2
- Phức bộ QRS không đều về biên độ(tức là các R cao thấp khác nhau) và tần số(các khoảng RR dài ngắn khác nhau)
- Thì bạn phải chấp nhận 2 tiêu chuẩn của rung nhĩ trên đã đừng vội đặt ra câu hỏi là tại sao như thế, cơ chế như thế nào. Bởi lẽ là điện tim là môn học giống như hình thái tức là mình phải nhận dạng được các sóng, nhận dạng được các tiêu chuẩn trên hình vẽ(bản điện tim). Do đó quan trọng là bạn phải biết sóng f nó như thế nào trên bản điện tim, phải biết QRS nó không đều về biên độ và tần số thì thể hiện trên ECG là nó như thế nào. Những cái đó mới là quan trọng vì nó là mục tiêu đặt ra mà.
2. Sau khi bạn thành thạo nó rồi, bạn chỉ cần nhìn qua bản điện tim là đã có thể biết được rung nhĩ rồi thì lúc đó bạn đi sâu vào tìm hiểu thêm cơ chế nó như thế nào, rồi các trường hợp đặc biệt như rung cuồng nhĩ, rung nhĩ trong các trường hợp có blọc nhĩ thất...


B. Phương Pháp: 6 bước đọc điện tâm đồ hiệu quả
I. Kiểm tra bản ghi điện tâm đồ: tốc độ ghi và biên độ điện thế.
II. Trả lời 6 câu hỏi sau
1.Có phải nhịp xoang hay không?
2.Tần số tim?
3.Trục điện tim
4.Khoảng PR, phức bộ QRS
5.Phì đại cơ tim và tăng gánh buồng tim?
6.Thiếu máu cơ tim?
Làm thế nào để đọc được điện tâm đồ một cách có hệ thống?
Rất đơn giản: Hãy trả lời lần lượt 6 câu hỏi
Đó đều là những câu hỏi bạn có thể trả lời được!
Câu hỏi 1: Nhịp xoang?
- Tìm thấy sóng P ở tối thiểu 1 trong 12 chuyển đạo
- P đi trước QRS một khoảng không đổi
- P dương ở DII, DIII, aVF, V5, V6; âm ở aVR
Câu hỏi 2: Tần số tim?
- Tần số tim (CK/phút) = 300 / khoảng RR (số ô lớn)
- Tần số tim ≥ 100: nhịp nhanh
- Tần số tim < 60: nhịp chậm
Câu hỏi 3: Trục điện tim?
Dựa vào biên độ tương đối Phức bộ QRS ở DI và AVF
Câu hỏi 4a: Khoảng PQ (hay PR)
- PQ: thời gian dẫn truyền qua nút nhĩ thất
- Bình thường: PQ: 120-200 ms (3-5 ô nhỏ)
PQ luôn đều nhau không đổi
- PQ dài > 200 ms
PQ > 200 ms: Bloc nhĩ thất cấp I, viêm tim (thấp tim), hạ kali máu
- PQ ngắn < 120 ms
Hội chứng WPW
Câu 4b: Phức bộ QRS
- Bình thường : QRS < 120 ms (3 ô nhỏ)
- QRS giãn rộng (QRS ≥ 120 ms)
Bloc nhánh trái hoặc nhánh phải
Hội chứng tiền kích thích (WPW)
Suy tim nặng gây giãn buồng tim
Tăng kali máu
Nhịp thất (máy tạo nhịp, ổ phát nhịp thất)
Câu hỏi 5: Phì đại và tăng gánh buồng tim
- Nhĩ phải: DII, V1
Dày nhĩ phải: Sóng P cao
Tiêu chuẩn: P ≥ 2.5 mm ở DII, P ≥ 1.5 mm ở V1
- Nhĩ trái: DII, V1, V2
Dày nhĩ trái
Sóng P rộng ≥ 120 ms ở DII
Sóng P hai pha ở V1, pha âm ≥ 1 mm, dài ≥ 40 ms
- Thất phải: V1, V2, V5, V6
Dày thất phải
RV1 ≥ 7 mm
RV1 + SV5 (hoặc SV6) ≥ 10.5 mm
- Thất trái: V5, V6, V1, V2
Dày thất trái
Tiêu chuẩn Sokolow-Lyon:
RV5 (hoặc RV6) + SV1 ≥ 35 mm
Câu hỏi 6: Thiếu máu cơ tim?
Sóng Q sâu
Sóng T đảo chiều (âm)
ST chênh lên hoặc chênh xuống


Nguồn: Sưu tầm

return to top