Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp (Croup) có nguy hiểm?

Nội dung

Viêm thanh khí phế quản cấp (gọi chung là croup) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột các triệu chứng ho ông ổng và khàn tiếng1.

Croup thường xảy ra vào mùa thu đông, ảnh hưởng 3% trẻ em mỗi năm, thường gặp ở lứa tuổi 6 tháng – 3 tuổi2. Biến chứng ít phổ biến viêm khí quản do vi khuẩn, viêm phổi, phù phổi và hiếm khi tử vong2

Triệu chứng lâm sàng do hậu quả của viêm hẹp đường hô hấp trên. Bệnh biểu hiện đột ngột, hay xảy ra về đêm

Nguyên nhân3,4:

  • Phổ biến nhất, chiếm 75% là là virus á cúm (parainfluenza) tuýp 1, 2, và 3; đặc biệt là tuýp 1
  • Ít phổ biến hơn: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A và B, virus sởi

Triệu chứng lâm sàng5:

  • Triệu chứng không đặc hiệu, thường giống nhiễm khuẩn đường hô hấp hấp dưới, sốt nhẹ, sổ mũi trong 12h – 72h
  • Tiếng thở rít thì hít vào, tăng nhịp thở, co lõm cơ hô hấp phụ và ho ông ổng
  • Nặng lên về đêm, nặng nhất trong vòng 24 – 48h
  • Giảm trong vòng 2-7 ngày, nhưng có trường hợp 2 tuần

Chẩn đoán6:

Croup điển hình chủ yếu chẩn đoán lâm sàng dựa vào dấu hiệu và triệu chứng.

Croup thường ban đầu được chẩn đoán ở các phòng khám. Những trường hợp nguy cơ đe doạ tính mạng cần chẩn đoán phân biệt với viêm nắp thanh quản và dị vật đường thở ngay từ lúc đầu.

Hỏi bệnh

  • Triệu chứng khởi phát: sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Sau 1- 3 ngày đột ngột xuất hiện dấu hiện khàn tiếng và khó thở thanh quản
  • Hội chứng xâm nhập để loài trừ dị vật
  • Trẻ còn ăn uống được, nuốt khó hay không ( Phân biệt viêm nắp thanh môn)
  • Tiền sử thở rít hoặc khó thở thanh quản

Khám lâm sàng

  • Sốt nhẹ hay không sốt
  • Khàn tiếng, tiếng rít thanh quản
  • Thở nhanh, co lõm ngực
  • Tím tái
  • Khám họng tìm giả mạc để loại trừ bạch hầu
  • Phân độ khó thở thanh quản
  • Độ I: chỉ khàn tiếng, khó thở khi gắng sức, thở rít khi khóc
  • Độ II
    • IIA: khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, thở rít khi nằm yên
    • IIB: triệu chứng IIA kèm thở nhanh, rút lõm ngực
  • Độ III: triệu chứng IIB kèm vật vã, kích thích hoặc tím tái

Cận lâm sàng

  • Công thức máu
  • Phết họng loại trừ bạch hầu
  • X-quang phổi và cổ thẳng: khi suy hô hấp hoặc cần chẩn đoán phân biệt
  • Phát hiện tình trạng hẹp hạ thanh môn (dấu hiệu nóc nhà thờ: Steeple sign)
  • Loại trừ dị vật đường thở
  • Nội soi thanh khí quản không thực hiện thường quy, chỉ nội soi khi:
  • Cần chẩn đoán phân biệt dị vật đường thở
  • Khó thở thanh quản tái phát
  • Thất bại điều trị nội khoa

Chẩn đoán xác định6: Nếu có 3 dấu hiệu dưới đây (trường hợp không có kết quản nội soi thanh khí quản) thì cũng có thể chẩn đoán croup

  • Triệu chứng khởi phát: viêm hô hấp trên
  • Khàn tiếng
  • Rít thanh quản
  • Nội soi: viêm thanh khí phế quản

Chẩn đoán phân biệt5:

Đánh giá mức độ nặng của bệnh

Đánh giá mức độ nặng của bệnh có vai trò trong quyết định điều trị – một số cách đánh giá mức độ nặng của bệnh:

Dựa vào thang điểm Westley7,8

Điều trị và theo dõi điều trị

Nguyên tắc6:

  • Các bệnh nhân viêm thanh quản điều trị corticoid
  • Trường hợp nặng khí dung thêm Adrenalin

Cấp cứu6

  • Chuyển bệnh nhân đến phòng cấp cứu
  • Khí dung Adrenaline ngay lập tức (5ml 1:1000, không pha)
  • Cho thở oxy qua mask (15ml/ phút)
  • Chuẩn bị đặt ống với sự hỗ trợ của bác sĩ tai mũi họng và gây mê.

Xử trí ban đầu6

  • Croup nhẹ: cho điều trị ngoại trú, cho điều trị corticoid
  • Croup nặng: thở oxy liều cao, khí dung Adrenalin. Adrenalin có thể nhắc lại mỗi 10 phút.
  • Croup trung bình: theo dõi ở phòng cấp cứu cho đến khi hết thở rít lúc nghỉ.

Thuốc điều trị

  • Epinephrine9: làm giảm khó thở rõ trong vòng 10 phút sau khi sử dụng và tác dụng kéo dài hơn 1 giờ, hết tác dụng sau 2 giờ. Liều lượng: 0,5 ml/kg/lần (tối đa 5 ml) dung dịch Adrenaline 0,1%. Được chỉ định trong trường hợp:

+ Croup mức độ trung bình không hoặc ít cải thiện sau 2 giờ điều trị với Dexamethasone hay Prednisolone uống hoặc Budesonide phun khí dung.

+ Croup mức độ nặng cần nhập cấp cứu hoặc mức độ dọa suy hô hấp cần nhập hồi sức

  • Budesonide khí dung9: được chỉ định trong trường hợp:

+ Trẻ nôn nhiều, uống không hiệu quả.

+ Thay thế corticosteroid đường toàn thân trong trường hợp croup mức độ trung bình cần nhập viện với liều 1-2 mg/lần.

Croup mức độ nặng hoặc dọa suy hô hấp: phun khí dung đồng thời Budesonide và Epinephrine có thể hiệu quả hơn Epinephrine đơn thuần

–       Dexamethasone10:

+ Đường uống áp dụng cho tất cả các bệnh nhân croup

+ Có thể chuyển sang tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch

+ Không có bằng chứng cho việc nhắc lại liều, trường hợp cần lặp lại liều

  • Hội chẩn chuyên khoa

Điều trị hỗ trợ6

  • Oxy: khi SpO2 < 92%. Trong croup hiếm khi giảm oxy, nên cần cân nhắc các chẩn đoán khác khi bệnh nhân có giảm oxy.
  • Thuốc hạ sốt dùng khi cần.
  • Tránh các thủ thuật làm trẻ đau hoặc kích thích.

Phòng bệnh6

  • Giữ ấm đường hô hấp.
  • Tránh hút thuốc, tránh khói thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp.
  • Chủng ngừa Haemophillus influenza có tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm thanh quản cấp do H.I một cách đáng kể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

TS.BS. Lê Thị Thu Hương

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tài liệu tham khảo

  1. Paediatrics & Child Health, 2017, 166–169
  2. Am Fam Physician.2018 May 1;97(9):575-580
  3. Rihkanen H, Rönkkö E, Nieminen T, et al. Respiratory viruses in laryngeal croup of young children. J Pediatr 2008;152(5):661–5
  4. Am Fam Physician. 2016 Sep 15;94(6):476-478)
  5. Am Fam Physician. 2018;97(9):575-580. 2018 American Academy of Family Physicians
  6. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng – BYT 2015
  7. Alberta Medical Association (2008). Guideline For The Diagnosis And Management Of Croup.
  8. Woods CR (2019). Croup: Approach to management. UpToDate; updated Jan 02, 2019.
  9. Đồng thuận về liệu pháp khí dung trong điều trị bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em – Hội Nhi khoa Việt Nam 2020
  10. https://pch.health.wa.gov.au/For-health-professionals/Emergency-Department-Guidelines/Croup.
return to top