✴️ Chúng ta biết gì về đáp ứng miễn dịch sau nhiễm SARS-COV-2 tự nhiên?

Nội dung

Tất cả mọi người đều có đáp ứng miễn dịch giống nhau với SARS-COV-2?

Không. Các đáp ứng miễn dịch có thể có sự khác biệt lớn giữa các cá thể khác nhau. Một số người tạo ra đáp ứng miễn dịch hiệu quả giúp họ không bị tái nhiễm bệnh và không lây truyền vi-rút cho người khác (được gọi là miễn dịch “sạch nhiễm”).

Một số khác tạo ra kháng thể * và bảo vệ bản thân khỏi bệnh, nhưng vẫn có thể tái nhiễm trong tương lai. Về lý thuyết những người này vẫn có thể lây truyền vi-rút cho người khác.

Mọi người khác nhau về số lượng kháng thể * được tạo ra sau khi nhiễm bệnh, chất lượng của các kháng thể đó * (khả năng ngăn ngừa nhiễm bệnh), số lượng và chất lượng của các phản ứng do tế bào T* tạo ra. Hiện chưa biết chính xác tầm quan trọng của sự đa dạng kháng thể * và các tế bào T* đối với mức độ miễn dịch bảo vệ * nhưng nhiều nghiên cứu đang được thực hiện (bởi Hiệp hội miễn dịch Coronavirus của Vương quốc Anh) nhằm trả lời câu hỏi này 

 

Làm sao chúng ta biết liệu một người đã mắc vi-rút và tạo ra được đáp ứng miễn dịch?

Hiện tại, bằng chứng dễ nhận ra nhất là tìm xem họ có kháng thể * trong máu có khả năng nhận diện các thành phần đặc trưng của vi-rút SARS-COV-2 hay không. Các tế bào nhớ T* và tế bào nhớ B* có thể nhận diện các thành phần đặc trưng này sau nhiễm bệnh nhưng khó đo lường hơn. Sự hiện diện của kháng thể * không phải lúc nào cũng dự đoán sự hiện diện của tế bào T nhớ * hoặc các tế bào B nhớ đặc biệt này* .

 

Miễn dịch hiệu quả đối với SARS-COV-2 biểu hiện như thế nào?

Hiện chúng ta chủ yếu đo tổng mức độ kháng thể IgG *, IgA *, IgM * và mức độ trung hòa của kháng thể *. Một vài nghiên cứu đã báo cáo về tế bào B nhớ * và T nhớ *. Cần thiết theo dõi các nghiên cứu đoàn hệ này để xác định dữ liệu tương quan với khả năng bảo vệ. Ngoài ra, các nghiên cứu miễn dịch chi tiết về đánh giá mối quan hệ tương quan với khả năng bảo vệ * cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Phản ứng miễn dịch bẩm sinh dường như có mối tương quan với độ nặng của bệnh (tức là nếu bạn mắc bệnh nặng hơn, phản ứng miễn dịch tiếp theo của bạn sẽ mạnh hơn). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chính phản ứng miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như tạo ra các kháng thể *, làm hỏng các mô trong cơ thể, hoặc gây ra quá trình viêm quá mức, vì vậy chúng ta cần phân biệt giữa phản ứng miễn dịch bảo vệ và miễn dịch gây ra các phản ứng có hại.

 

Tỷ lệ người nhiễm bệnh tạo ra được phản ứng miễn dịch hiệu quả?

Phần lớn những người được xác nhận nhiễm bệnh tạo ra một số hình thức đáp ứng miễn dịch nhưng không dễ để xác định liệu các miễn dịch này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa khả năng tái nhiễm hay không. Khoảng 90% bệnh nhân hồi phục có kháng thể chống lại vi-rút SARS-COV-2 ở mức có thể phát hiện được * trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Các nghiên cứu xác định tần suất tái nhiễm của các nhân viên y tế cho thấy sự hiện diện của kháng thể đặc hiệu với SARS-COV-2 *, giúp bảo vệ khoảng 95% chống lại các triệu chứng của COVID-19 và bảo vệ khoảng 75% chống lại khả năng bị nhiễm bệnh. Sự hiện diện của các tế bào T * có phảnứng với vi-rút SARS-COV-2 cũng được chứng minh là một trongcác yếu tố bảo vệ. 

 

Miễn dịch có thể mất đi theo thời gian không? Nếu có, bằng cách nào?

Có, miễn dịch có thể bị mất đi. Nồng độ kháng thể * có thể giảm theo thời gian. Tỷ lệ giảm thay đổi khác nhau giữa các loại vi-rút. Ví dụ, vi-rút đường hô hấp (RSV) tạo ra miễn dịch ngắn hạn và giảm theo thời gian, trong khi khả năng miễn dịch đối với bệnh sởi có thể tồn tại suốt đời. Trong một số trường hợp, một bệnh khác có thể phá hỏng hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn mất đi khả năng miễn dịch mà bạn đã tạo ra, ví dụ, nhiễm HIV.

Ngay cả khi kháng thể * bị mất, khả năng miễn dịch có thể được kích hoạt lại. Các tế bào tiết ra kháng thể có thể được tạo mới từ quần thể tế bào B nhớ *, với sự trợ giúp từ các tế bào T nhớ *, nếu người đó gặp lại vi-rút đó (tự nhiên hoặc tiêm chủng, hoặc tiêm chủng tăng cường). Vì vậy, đo lường kháng thể * là một dấu chỉ tốt để đánh giá khả năng miễn dịch; đo lường các tế bào bạch cầu nhớ * khác nhau sẽ cho thấy mối tương quan tốt hơn với khả năng miễn dịch*.

 

Miễn dịch này sẽ kéo dài bao lâu?

Hiện tại, chỉ điểm tốt nhất để xác định liệu rằng chúng ta được bảo vệ khỏi nhiễm bệnh trong tương lai là mức độ kháng thể trung hòa* trong máu. Đây là thành phần của kháng thể * có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi-rút vào tế bào. Trong khi đó, sự suy giảm của kháng thể trung hòa * đã được biết đến, tuy nhiên nó có thể tồn tại trong cơ thể của các cá thể ít nhất 8 tháng và có thể lâu hơn, sau khi nhiễm bệnh. Tế bào bạch cầu B * và T *  nhận diện vi-rút SARS-COV-2 cũng có thể được tìm thấy sau 8 tháng và các tế bào T * có khả năng tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ cũng được phát hiện sau 6 tháng. Vi-rút SARS-COV-2 mới chỉ xuất hiện trong khoảng một năm nay, nên các nghiên cứu đang được thực hiện, và cần diễn ra trong nhiều tháng và nhiều năm tới để hiểu đầy đủ về khả năng miễn dịch có thể kéo dài bao lâu sau nhiễm bệnh.

 

Tải lượng vi-rút có liên quan đến mức độ miễn dịch không?

Những bệnh nhân mắc phải bệnh nặng thường có tải lượng vi-rút cao hơn so với những người mắc bệnh nhẹ. Trong một nghiên cứu, ở những bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng trong giai đoạn cấp tính của bệnh (2-3 tuần), có tải lượng vi-rút cao hơn và tương quan với mức kháng thể IgM * cao hơn *. Mức độ kháng thể IgM là kháng thể phản ứng nhanh chóng với các trường hợp nhiễm trùng cấp nhưng không tốt để chống lại vi-rút và không tồn tại lâu dài. Ngược lại, mức độ kháng thể IgG * có hiệu quả cao * nhưng không phản ánh tải lượng vi-rút hoặc có mối quan hệ nghịch16 trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Những người có tải lượng vi-rút cao trong giai đoạn cấp tính của nhiễm trùng, sau một vài tuần, có thể có mức độ kháng thể cao hơn *.

 

Những người có bằng chứng về miễn dịch có thể được cấp “chứng nhận miễn dịch” và trở lại sinh hoạt và hòa nhập như trước khi nhiễm Covid không?

Bởi vì mỗi người chúng ta có một đáp ứng miễn dịch khác nhau, và miễn dịch có thể mất đi theo thời gian, chúng ta chỉ có thể thực hiện cấp 'chứng nhận miễn dịch' nếu chúng ta có một cách chính xác để đo lường khả năng miễn dịch của một người đối với khả năng nhiễm bệnh và chúng ta cần biết thêm rằng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu. Mặc dù chúng ta biết rằng kháng thể trung hòa * có liên quan đến việc bảo vệ chống lại bệnh, và phản ứng của tế bào B nhớ * và tế bào T nhớ * cũng đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên chúng ta không có dữ liệu đủ tốt để có thể dự đoán chính xác mức độ và thời gian bảo vệ của một cá thể với SARS-COV-2 để cấp 'Chứng nhận miễn dịch'. Giấy chứng nhận tiêm chủng (như đã thực hiện với các bệnh như bệnh sốt vàng) chỉ cho biết người đó có thể đã có miễn dịch nhưng không đảm bảo chắc chắn rằng người đó đã được miễn dịch suốt đời. Hơn nữa, sự hiện diện của kháng thể * hoặc các đáp ứng miễn dịch khác, có thể không đảm bảo chắc chắn rằng cá thể đó không lây truyền vi-rút SARS-COV-2 cho người khác, ngay cả khi chúng bảo vệ họ khỏi nhiễm bệnh.

 

Có thể tái nhiễm với SARS-COV-2 không?

Vâng, có thể, mặc dù không thường xuyên. Sự tái nhiễm phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của một người có được từ lần nhiễm bệnh đầu tiên và mức độ tiếp xúc với mầm bệnh trong môi trường cộng đồng và nơi làm việc. Bằng chứng khẳng định về sự tái nhiễm, để loại trừ sự tồn tại của RNA vi-rút *, chỉ có thể được thực hiện khi cả hai lần nhiễm bệnh thứ nhất và thứ hai đã được phân tích trình tự và cho kết quả là từ các biến thể khác nhau của vi-rút. 

Một cách ít nghiêm ngặt hơn để phát hiện tái nhiễm là ghi nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tại một khoảng thời gian cố định sau lần xét nghiệm PCR hoặc kháng thể đã được biết trước đó. Một nghiên cứu ở Mexico, sử dụng khoảng thời gian tối thiểu là 30 ngày đã phát hiện 258 trường hợp tái nhiễm trong một đoàn hệ 100.432 người (2,6 trên 1.000). Tỷ lệ tái nhiễm có liên quan đến các kháng thể chống lại SARS- COV-2 * . Trong một nghiên cứu của Anh trên 1.177 nhân viên y tế với mức độ kháng thể chống lại SARS-COV-2 IgG * có thể phát hiện được, hai người đã có một mẫu xét nghiệm PCR dương (nhưng không có triệu chứng) khi theo dõi trong khoảng thời gian tối thiểu 60 ngày (1,7 trên 1.000) . Báo cáo từ Cơ quan Y tế công cộng Anh, về việc đánh giá biến thể 202012/01 * và sử dụng khoảng thời gian tối thiểu 90 ngày giữa các thử nghiệm PCR, cho thấy tỷ lệ này nằm trong khoảng 0,6 và 1,4 tái nhiễm cho mỗi 1.000 người.

 

Có khả năng miễn dịch chéo về đáp ứng miễn dịch tế bào giữa các chủng coronavirus khác?

Các nghiên cứu hiện đã báo cáo sự hiện diện của các tế bào T*,  có thể nhận diện cả SARS-COV-2 và các loại coronavirus khác, chẳng hạn như những người mắc phải cảm lạnh thông thường. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 80% các cá thể không bị nhiễm bệnh trong nhóm nghiên cứu có các tế bào T * có khả năng nhận diện ra SARS-COV-2. Chúng tôi chưa biết được rằng liệu phản ứng chéo này giúp bảo vệ hay không. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các nhân viên NHS đã có các tế bào T* như vậy ít có khả năng nhận diện được Covid-19 hơn so với các đồng nghiệp không có tế bào đó nhưng bảo vệ tạo ra được có khả năng sẽ rất nhỏ.

Tương tự, kháng thể * có thể trung hòa SARS-COV-2 đã được phát hiện trong một tỷ lệ nhỏ các mẫu máu lấy từ nhiều người trước khi đại dịch SARS-Cov-2 bùng phát. Chúng được cho là phản ứng chéo với coronavirus gây cảm lạnh thông thường và được tìm thấy phổ biến ở trẻ em.

 

Các yếu tố khác (ví dụ như tuổi) có tác động đến khả năng tạo ra miễn dịch?

Đúng. Các bằng chứng trước đây cho thấy người lớn tuổi ít có khả năng tạo ra các đáp ứng miễn dịch hiệu quả từ việc nhiễm bệnh và tiêm chủng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy phản ứng của kháng thể * với nhiễm trùng không thay đổi theo tuổi ở người trưởng thành hoặc cao hơn ở bệnh nhân lớn tuổi. Ngoài ra còn có bằng chứng về việc giảm biên độ của phản ứng của kháng thể * với protein SARS-COV-2 ở trẻ em so với người lớn. Những đối tượng khác có hệ thống miễn dịch bị suy giảm do các bệnh lý suy giảm miễn dịch, bệnh tự miễn hoặc do sử dụng một số loại thuốc sẽ không thể tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt như những người bình thường khỏe mạnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top