Cúm (Influenza) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa. Thông thường bệnh diễn tiến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Nên nhiều người nghĩ rằng bị cúm cũng giống như bị cảm lạnh. Nhưng trên thực tế, cúm có thể khiến người nhiễm mệt mỏi, khó chịu đến vài tuần hoặc gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe[1]. Đối với người mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh Đái tháo đường …bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong.
Khi bị cúm, đối với người bị đái tháo đường việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn, nguy cơ biến chứng cũng lớn hơn nhiều so với những người bình thường, khỏe mạnh. Một số biến chứng liên quan đến cúm ở người đái tháo đường có thể đe dọa đến tính mạng, vì vậy tiêm phòng cúm cần được quan tâm hơn nữa để giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe.
1. Tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở người bị đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh mãn tính thường gặp, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, quản lý toàn diện các yếu tố nguy cơ thì người bệnh có nguy cơ bị các biến chứng cấp tính và mạn tính. Do đó sẽ gia tăng gánh nặng cho việc chăm sóc sức khỏe y tế toàn cầu. Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2021, ước tính có khoảng 537 triệu người độ tuổi 20-79 trên thế giới bị đái tháo đường.
Kiểm soát đường huyết rất quan trọng, giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường. Nhưng bên cạnh kiểm soát đường huyết, một yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ tử vong ở người có đái tháo đường là nhiễm trùng.
Người bị đái tháo đường có tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn người trưởng thành khỏe mạnh. Khi bị nhiễm, bệnh truyền nhiễm có thể tiến triển bệnh nặng hơn.
Tình trạng đường huyết tăng cao sẽ làm rối loạn chức năng bạch cầu trung tính, giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Người có đái tháo đường có biến chứng thần kinh ngoại biên hoặc biến chứng mạch máu cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Nhiễm cúm làm quá trình kiểm soát đường huyết gặp nhiều khó khăn
Khi bị cúm, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết. Bị cúm có thể khiến cơ thể giải phóng một số hormone để tăng cường năng lượng và chống lại nhiễm trùng. Do đó, khiến lượng đường trong máu tăng lên, gây khó kiểm soát đường huyết trong giới hạn mục tiêu. Một số loại thuốc dùng cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ngược lại khi bị cúm, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn nên cũng dễ bị hạ đường huyết trong máu.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao hoặc thấp có thể bị các triệu chứng cúm che đậy. Làm cho người bệnh không nhận ra là đường huyết của mình đang bị quá cao hoặc quá thấp, trong khi hai tình trạng này đều có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
Vì vậy, người bệnh đái tháo đường khi nhiễm cúm cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn. Tần suất xét nghiệm đường huyết tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh và các thuốc đang sử dụng. Nếu đang bị sốt vì nhiễm cúm, nên kiểm tra đường huyết khoảng 4h một lần để theo dõi xem lượng đường trong máu có đang quá cao hay quá thấp không.
3. Người bệnh đái tháo đường khi nhiễm cúm dễ bị biến chứng hơn
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), người bị đái tháo đường ngay cả khi được quản lý tốt – cũng có thể bị suy giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp như cúm mùa. Điều này khiến người bệnh đái tháo đường khi nhiễm cúm có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Các nghiên cứu cho thấy người bị đái tháo đường có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần, và nguy cơ nhập viện do các biến chứng liên quan đến cúm cao gấp 6 lần so với những người không bị đái tháo đường.
Nghiên cứu phân tích đoàn hệ hồi cứu của Verket và cộng sự (công bố 2023) so sánh dữ liệu của 54.656 người có đái tháo đường típ 2 và 113.016 người không có đái tháo đường cho thấy: trong giai đoạn nhiễm cúm, người có đái tháo đường có số lượng biến cố đường huyết cao hơn, tỷ lệ viêm phổi cao hơn 7,4 lần và tỷ lệ nhiễm trùng huyết cao hơn 5,7 lần so với những người không có đái tháo đường. Giai đoạn sau khi được chẩn đoán bị nhiễm cúm (4-6 tuần), người có đái tháo đường típ 2 bị bệnh tim thiếu máu cục bộ tăng 2.1%, cao gấp 8 lần so với nhóm đối chứng là nhóm không bị đái tháo đường.
Nhìn chung, các biến chứng liên quan đến cúm tác động tiêu cực đến người bệnh đái tháo đường, có thể làm cho:
• Bệnh đái tháo đường trầm trọng hơn (kiểm soát đường huyết kém và nhiễm toan ceton)
• Suy giảm thể chất, mất khả năng độc lập
• Nhập viện hoặc có thể tử vong
4. Tỷ lệ tiêm phòng cúm ở người bị đái tháo đường
Với những nguy cơ sức khỏe mà cúm gây ra cho người bệnh đái tháo đường, việc tiêm phòng cúm luôn được các cơ quan, hiệp hội y tế trên thế giới chú trọng, quan tâm, khuyến cáo.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm phòng cúm đến hơn 75% ở nhóm đối tượng nguy cơ cao, bao gồm người bệnh đái tháo đường.
5. Tiêm phòng cúm đem lại lợi ích cho người bị đái tháo đường như thế nào?
Lợi ích của việc tiêm phòng cúm cho người bị đái tháo đường đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.
Kết quả của nghiên cứu đoàn hệ của Chao-Shun Lin và cộng sự (2008-2013) tại Đài Loan cho thấy: trong số 61.002 bệnh nhân đái tháo đường nhập viện, thì người có tiêm phòng cúm đã giúp làm giảm 25% nguy cơ tử vong tại bệnh viện trong 30 ngày, đặc biệt ở những người:
Daniel Modin và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu đoàn hệ toàn quốc tại Đan Mạch từ 2007-2016, có 241.551 người được theo dõi trong thời gian trung bình là 4 mùa cúm. Tiêm ngừa cúm liên quan đến giảm 17% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, 16% tử vong do tim mạch, và giảm 11% nguy cơ nhập viện do các biến chứng cấp tính liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Tương tự, nghiên cứu tại Tây Ban Nha cũng cho thấy hiệu quả của tiêm phòng cúmso với người chưa được tiêm phòng. Tiêm phòng cúm ở mùa hiện tại cho người bị đái tháo đường đã làm giảm 46% nguy cơ nhập viện do cúm. Tiêm phòng trong các mùa trước vẫn duy trì được tác dụng bảo vệ đáng chú ý. Những kết quả này củng cố khuyến cáo tiêm phòng cúm cho người bị đái tháo đường.
6. Các hiệp hội y khoa khuyến cáo về tiêm phòng cúm ở người bị đái tháo đường như thế nào?
Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đặc biệt khuyến nghị những người bị đái tháo đường ≥ 6 tháng tuổi nên chủng ngừa cúm mỗi năm.
IDF cũng đồng thuận với ACIP và ADA về lợi ích và tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm cho người bệnh đái tháo đường.
CDC khuyến cáo những người bị đái tháo đường có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai, thường phải nhập viện và đôi khi thậm chí tử vong. Tiêm phòng cúm hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ người bị đái tháo đường khỏi bệnh cúm.
7. Người bị đái tháo đường khi nhiễm cúm nên ăn uống như thế nào?
Khi nhiễm cúm, do tác động của cúm, người bệnh mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng nên không muốn ăn uống. Nhưng cần phải tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh (đủ năng lượng và cân đối về dinh dưỡng) và uống nước thường xuyên. Đừng thay đổi bữa ăn hằng ngày quá nhiều. Chọn các thức ăn dễ hấp thu. Cần duy trì kiểm soát lượng đường trong máu là quan trọng với người bệnh.
Nếu bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy, tránh bị mất nước là điều quan trọng. Hãy uống 1 cốc nước (240 ml) mỗi giờ khi thức. Có thể uống từng ngụm nhỏ, không cần phải uống hết cùng một lúc. Nếu lượng đường máu thấp (hạ đường huyết) , cần sử dụng các loại nước uống có năng lượng tương đương khoảng 15 gram carbs, thí dụ 3 muỗng cà phê đường mía pha với nước ấm, hoặc nửa cốc (120 ml) nước táo, 1/4 cốc (60 ml) nước ép nho,… Luôn kiểm tra đồ ăn hoặc thức uống so với chế độ ăn bình thường để đảm bảo những thực phẩm và đồ uống này phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Cố gắng ăn 35-50 gram carbohydrate mỗi 3 đến 4 giờ. Nếu không ăn được, người bệnh nên dùng các loại thức ăn dạng lỏng có carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể, chẳng hạn như súp, sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường thay thế cho bữa ăn, nước ngọt, nước táo,….
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp cần tư vấn để duy trì kiểm soát đường huyết. Khi đường huyết quá cao, khi không ăn uống được, nôn ói hay tiêu chảy nhiều, hoặc khi cảm giác mệt nhiều…cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị, không nên trì hoãn.
8. Người bị đái tháo đường cần tiêm phòng cúm hằng năm
Những điều cần ghi nhớ:
Tài liệu tham khảo:
1.Flu Vaccinations and Diabetes Flu Vaccinations and You. Accessed October 6, 2023. https://www.aspenmedicalpractice.nhs.uk/wp-content/uploads/2019/10/Diabetes-and-Flu-Vaccine-Importance.pdf
2.Ko YM, Ko SH, Han K, et al. Importance of Awareness and Treatment for Diabetes in Influenza Vaccination Coverage of Diabetic Patients under 65 Years: A Population-Based Study. Diabetes Metab J. 2021;45(1):55-66. doi:10.4093/dmj.2019.0189
3.CDC. Managing Diabetes in Cold Weather. Centers for Disease Control and Prevention. Published January 4, 2023. https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/managing-diabetes-cold-weather.html
4.Planning for Sick Days | ADA. www2.diabetes.org. Accessed October 6, 2023. https://www2.diabetes.org/diabetes/treatment-care/planning-sick-days
5.CDC. Diabetes and Your Immune System. Centers for Disease Control and Prevention. Published July 31, 2023. https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/diabetes_immune_system.html
6.CDC. Flu and Sick Days | Living with Diabetes | Diabetes | CDC. www.cdc.gov. Published December 18, 2019. https://www.cdc.gov/diabetes/managing/flu-sick-days.html
7.Take Care of Your Diabetes During Sick Days & Special Times | NIDDK. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/managing-diabetes/sick-days-special-times
8.Facts About Diabetes And Flu – NFID. https://www.nfid.org/. https://www.nfid.org/facts-about-diabetes-and-flu/
9.Verket M, Jacobsen M, Schütt K, Marx N, Müller-Wieland D. Influenza vaccination in patients affected by diabetes. European Heart Journal Supplements. 2023;25(Supplement_A):A36-A41. doi:10.1093/eurheartjsupp/suac119
10.International Diabetes Federation. IDF Diabetes Atlas 10th Edition .; 2021. https://diabetesatlas.org/idfawp/resource-files/2021/07/IDF_Atlas_10th_Edition_2021.pdf
12.Muhammad Azami NA, Abdullah N, Kamalul Ariffin AS, et al. Hepatitis B and influenza vaccination coverage in healthcare workers, the elderly, and patients with diabetes in Malaysia. Human Vaccines & Immunotherapeutics. Published online February 2, 2023. doi:10.1080/21645515.2023.2170660
13.Kamimura A, Trinh HN, Weaver S, et al. Knowledge and Perceptions of Influenza Vaccinations Among College Students in Vietnam and the United States. Journal of Preventive Medicine and Public Health. 2017;50(4):268-273. doi:10.3961/jpmph.17.061
14.Lin CS, Chang CC, Yeh CC, Chang YC, Chen TL, Liao CC. Outcomes following diabetes admission in patients who had influenza vaccination: A population-based cohort study. Diabetes Research and Clinical Practice. 2022;189:109930. doi:10.1016/j.diabres.2022.109930
15.Modin D, Claggett B, Køber L, et al. Influenza Vaccination Is Associated With Reduced Cardiovascular Mortality in Adults With Diabetes: A Nationwide Cohort Study. Diabetes Care. 2020;43(9):2226-2233. doi:10.2337/dc20-0229
16.Martínez-Baz I, Navascués A, Portillo ME, et al. Effect of Influenza Vaccination in Preventing Laboratory-Confirmed Influenza Hospitalization in Patients With Diabetes Mellitus. Clinical Infectious Diseases. Published online May 15, 2020. doi:10.1093/cid/ciaa564
18.Hung MC, Lu P, Srivastav A, Cheng YJ, Williams WW. Influenza vaccination coverage among adults with diabetes, United States, 2007–08 through 2017–18 seasons. Vaccine. Published online August 2020. doi:10.1016/j.vaccine.2020.08.008
19.The International Diabetes Federation. IDF comments to WHO’s first consultation on the updated Appendix 3 of the Global Action Plan for the Prevention and Control of Noncommunicable Diseases 2013-2030 (June 2022). https://cdn.who.int/media/docs/default-source/ncds/mnd/feedback-nsas/2022-jun-international-diabetes-federation.pdf?sfvrsn=5fba922d_2
20.Healthy Living with Diabetes: Getting the Vaccines You Need Why Is Vaccination Important for People with Diabetes? https://www.cdc.gov/vaccines/adults/rec-vac/health-conditions/diabetes/infographic/images/global/footer/diabates_en.pdf
21.Cold and Flu Treatments for Diabetes. WebMD. https://www.webmd.com/diabetes/cold-flu-treatments-diabetes
Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bích Đào
Phó Chủ tịch Hội Nội tiết – Ðái tháo đường Việt Nam / Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức Tp HCM