# Vẹo cột sống là gì?
- Là cột sống lưng bị vẹo (cong) về một bên, trái hay phải, hay cả hai bên. Thường vẹo cột sống được chẩn đoán nhiều ở giai đoạn dậy thì. Một số trường hợp vẹo cột sống là do cách di chứng của bệnh lý thần kinh và suy nhược cơ bắp. Đa số các trường hợp của vẹo cột sống là nhẹ và ổn định trong khi các trường hợp nặng hơn có thể ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẹo cột sống ngày càng nặng hơn do đi đứng sai tư thế và không có cách chữa trị kịp thời.
- Cho đến nay, các BS vẫn chưa tìm ra lý do chính gây ra vẹo cột sống ở trẻ em lúc dậy thì. Một số lý do khác gây vẹo cột sống được phát hiện như:
+ Các bệnh về thần kinh cơ bắp khiến cơ bắp và dây thần kinh kém phát triển
+ Các dị tật lúc sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cột sống sau này
+ Phẫu thuật lồng ngực lúc còn bé
+ Tổn thương hay nhiễm trùng thần kinh cột sống
+ Dị tật thần kinh cột sống
- Mặc dù tỉ lệ mắc vẹo cột sống ở nam và nữ là gần như nhau, nữ giới thường bị vẹo cột sống nặng hơn ở nam, một phần do ít phát hiện sớm. Vẹo cột sống cũng có một ít yếu tố di truyền, nhưng đa số trẻ em bị vẹo cột sống không có cha mẹ hay gia đình bị vẹo cột sống.
# Triệu chứng vẹo cột sống có thể thấy từ những quan sát bên ngoài
- Vai không cân bằng là một trong những triệu chứng đầu tiên và dễ thấy của vẹo cột sống. Vai không cân bằng dễ thấy hơn khi ngồi thẳng lưng.
- Xương bả vai (shoulder blaze) phía sau nhô không bằng nhau. Một bên miếng xương bả vai có thể nhô ra nhiều hơn, dễ thấy khi mặc áo thun hoặc ở trần
- Eo không cân bằng, thường dễ thấy hơn ở nữ giới. Một bên hông nhỏ lại so với bên kia.
- Hông bên to bên nhỏ do cột sống bị lệch
- Một bên lồng ngực nhô to hơn bên kia
- Lưng nghiêng một bên khi khom người về phía trước
- Đau nhức lưng khi nằm hay đổi tư thế (trường hợp nặng hơn)
# Chẩn đoán vẹo cột sống
- Chẩn đoán sớm vẹo cột sống ở dạng bệnh nhẹ thường khó khăn do bệnh nhân không có dấu hiệu gì nhiều. BS sẽ hỏi về bệnh sử lúc người mẹ sinh con, các tổn thương về thần kinh và cơ bắp. BS sẽ thăm khám vùng ngực và lưng xem các bất đối xứng, các vùng cơ bị teo, hay các dị tật cột sống có thể thấy được.
- Chụp XR nhiều phim ở nhiều tư thế là cách tốt nhất để chẩn đoán vẹo cột sống. Bằng cách này, BS sẽ đo được độ vẹo của cột sống. BS cũng có thể cho chụp MRI để tìm ra các tổn thương dây thần kinh cột sống. Theo thời gian, bệnh nhân cần phải chụp XR nhiều lần để theo dõi và đo độ vẹo cột sống.
# Đo vẹo cột sống bằng góc Cobb (Cobb Angle)
- Năm 1946, BS Cobb phát minh ra cách đo độ vẹo cột sống (được gọi là góc Cobb) và được dùng cho đến nay như một trong những cách chẩn đoán bệnh này. Để đo góc Cobb, BS sẽ xác định xem đốt thần kinh cột sống nào bi vẹo nặng nhất, sau đó BS sẽ vẽ một đường thẳng song song với đốt sống này. Góc tạo ra giữa hai đường thẳng từ 2 đốt sống bị vẹo nặng nhất là góc Cobb (xem hình). Góc Cobb trên 10 độ được xem là chẩn đoán vẹo cột sống. Với người bình thường, góc Cobb là 0 độ. Góc Cobb còn được đo độ cong trước và sau của cột sống.
- Vẹo cột sống góc Cobb trên 40% độ thường cần phẫu thuật. Với vẹo trên 60% độ thì các tổn thương về phổi và tim sau này rất cao.
- Quý vị có con em chẩn đoán vẹo cột sống nhớ hỏi BS mình xem con em mình bị vẹo bao nhiêu độ để theo dõi những lần khám sau. Khi góc vẹo tăng lên, quý vị có thể cần phải có cách chữa trị khác.
# Biến chứng vẹo cột sống khi không phát hiện hay chữa trị sớm
- Đa số bệnh nhân bị vẹo cột sống nhẹ không có triệu chứng gì. Khi cột sống vẹo năng hơn, bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng như
+ Khó thở thường xuyên, nhất là khi vận động, do lồng ngực bị thu hẹp và khả năng co giãn của phổi bị hạn chế, khiến bệnh nhân cơ động hô hấp khó khăn. Một số bệnh nhân nghĩ mình bị suyễn hay các bệnh phổi khác mà bỏ qua, không gặp BS để chữa trị.
+ Đau lưng kèm theo triệu chứng tê tay chân, nhất là khi thay đổi tư thế đi đứng, do cột sống bị vẹo, các đốt sống chèn và ép cạnh vào nhau, lâu dần dẫn đến tổn thương các đĩa sụn và ép lên dây thần kinh
+ Dáng người cong vẹo một bên, eo và hông không cân bằng, là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến tâm lý và tự tin của người bệnh. Người bị vẹo cột sống nặng thường mặc cảm và tự tin về hình dáng của mình, khiến bệnh nhân dễ bị trầm cảm. Bệnh nhân nữ thường bị trầm cảm nặng hơn nam.
# Chữa trị vẹo cột sống
- Chữa trị vẹo cột sống tùy vào độ nặng hay nhẹ và tiến trình phát triển của bệnh. Trẻ em bị vẹo nhẹ thường không cần chữa trị nhưng cần phải theo dõi thường xuyên xem bệnh có tiến triển hay không. Độ vẹo càng nhẹ thì cột sống ít có rủi ro bị cong hơn trong khi độ vẹo nặng (trên 30% độ) thường cột sống sẽ tăng rủi ro bị vẹo thêm khi phát triển.
+ Bệnh nhẹ: theo dõi và chỉnh sửa tư thế đi đứng, nhất là trong giai đoạn dậy thì khi xương đang phát triển mạnh. Ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, và đi thẳng, hít thở sâu. Các bài tập thể dục tốt cho vẹo cột sống nhẹ như bơi, chạy bộ và yoga. Tập đẩy tạ cần phải cẩn thận với bệnh vẹo cột sống nhẹ vì có thể làm bệnh nặng hơn do đẩy sai tư thế. Nữ thường bị tiến triển vẹo cột sống nặng hơn nên cần phải theo dõi kỹ hơn.
+ Bệnh vừa và nặng hơn có thể cần phải đeo khung (brace) để chỉnh lại xương cột sống. Đeo khung ổn định không chữa dứt vẹo cột sống nhưng có thể giúp vẹo không bị nặng hơn. Khung đeo thường được làm bằng nhựa và được uốn cong cho hợp với dáng có thể. Khung có thể đeo ngoài vòng ngực. Thường bệnh nhân phải đeo khung 13-16 giờ mỗi ngày để có tác dụng tốt nhất giảm thiểu cột sống bị vẹo thêm. Trẻ em khi đeo khung có thể tham gia vào hầu hết hoạt động trong trường. Một số trường hợp có thể sẽ tháo khung để trẻ em tham gia các hoạt động thể thao. Đeo khung sẽ ngưng lại khi trẻ em không còn cao nữa. Thường tuổi ngưng phát triển cho xương là 14-16 ở nữ trong khi nam là 16-18.
+ Vẹo cột sống rất nặng có thể phải cần phẫu thuật cột sống để chỉnh sửa lại hoặc độ vẹo nhẹ nhưng tiến triển nhanh cũng có thể cần phải phẫu thuật.
- Các lựa chọn phẫu thuật gồm
+ Hợp nhất đốt cột sống (spinal fusion). BS phẫu thuật sẽ hợp nhất nhiều đốt sống lưng vẹo bằng kết nối chúng lại với nhau thành một đốt sống thẳng, cao và dày hơn. Giữa những đốt sống là các thanh nẹp kim loại và đinh vít để giữ ổn định cột sống.
+ Phẫu thuật kéo dài đốt sống lưng (expanding rod). Khi trẻ em bị vẹo nhanh, BS phẫu thuật có thể chèn một hoặc 2 thanh kim loại dọc theo cột sống để có thể chỉnh và kẹo cột sống, giảm độ vẹo. BS có thể có kéo dài, chỉnh vị trí (dùng remote control) các thanh kim loại này mỗi 3-6 tháng để chỉnh lại độ cong của cột sống.
+ Cột dính đốt sống bị vẹo. BS phẫu thuật sẽ dùng các dây chằng neo vào một bên cột sống (thường là bên không bị vẹo), và từ từ căng chỉnh lại sợi dây chằng này, kéo cột sống về hướng kia, giúp giảm độ vẹo cột sống.
+ Phẫu thuật vẹo cột sống có thể có nhiều biến chứng và cần được thảo luận kỹ với BS trước khi tiến hành. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương dây thần kinh khiến cột sống bị nặng hơn.
# Kết hợp vật lý trị liệu và kiểm soát cân giúp ổn định cột sống
- Kiểm soát cân, không bị tăng cân giúp vẹo cột sống ổn định hơn. Khi tăng cân, trọng lực và sức nặng sẽ càng kéo lên cột sống bị vẹo, khiến cho độ vẹo có thể nặng hơn.
- Vật lý trị liệu cho các triệu chứng đau lưng giúp cột sống linh hoạt hơn và giảm rủi ro tiến triển bệnh. Trường hợp bệnh nhân có cột sống bị vẹo bị đau lưng cần phải chữa ngay vì đau lưng có thể làm cột sống vẹo thêm.
# Tóm lại
- Bệnh vẹo cột sống thường xảy ra ơ giai đoạn dậy thì và các triệu chứng ban đầu có thể thấy qua tư thế đi đứng, ngồi. Bệnh nặng hơn sẽ thấy cột sống bị vẹo. Chẩn đoán dùng góc Cobb để đo độ vẹo và theo dõi độ vẹo. Quý vị nhở hỏi góc vẹo (Cobb) của con mình mỗi lần khám.
- Chữa trị vẹo cột sống càng sớm càng tốt. Chữa trị bao gồm quan sát theo dõi, chỉnh sửa tư thế, cho đến đeo khung ổn định, và phẫu thuật để chỉnh sửa vẹo cột sống.
BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ