Trách nhiệm của nhóm liên ngành trong xử trí bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GORD)
Tất cả nhân viên y tế làm việc với trẻ bại não đều có trách nhiệm ý thức được những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GORD) và các phương pháp can thiệp có thể tiến hành.
Bác sĩ – thực hiện đánh giá toàn diện về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GORD) và tình trạng dinh dưỡng chung và giới thiệu phù hợp để trẻ được đánh giá thêm về trào ngược axit và không axit. Giới thiệu đến chuyên gia tiêu hóa để đánh giá khả năng phẫu thuật, ví dụ như khâu nếp gấp phình vị theo Nissen. Giới thiệu đến các nhà trị liệu để đánh giá thêm về khả năng cho ăn, ăn uống và hành vi trong lúc ăn nói chung.
Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu – ý thức được những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GORD) thông qua thông tin tiền sử về việc cho ăn/ăn uống, quan sát hành vi trong giờ ăn và đánh giá hành vi và kỹ năng trong lúc ăn. Một số phương pháp can thiệp về cách cho ăn/ăn uống có thể làm giảm tỷ lệ các đợt trào ngược nhưng vẫn nên giới thiệu trẻ đến gặp bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Khuyến nghị
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể ảnh hưởng đến sự tham gia ăn uống và giờ ăn ở nhà. Nên sớm giới thiệu trẻ nhũ nhi và trẻ em đi lượng giá và xử trí y khoa nếu nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GORD) và nên giới thiệu trẻ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng và kỹ thuật viên NNTL để giảm thiểu tác động của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GORD) đến sự tham gia.
Đau
Đau là một trong những vấn đề thường gặp nhất mà trẻ bại não gặp phải và đến 75% trẻ bại não bị đau mạn tính.
Trẻ bại não, giống như trẻ bình thường, có thể bị đau đầu, đau chu kỳ và các nguyên nhân gây ra đau thường gặp khác. Đau xuất hiện từ cơ, khớp và xương là những cơn đau thường gặp.
Đau cấp tính là cơn đau khởi phát đột ngột, được cảm thấy ngay sau chấn thương, có thể nặng và thường kéo dài một thời gian ngắn. Đau cấp tính thường dưới 30 ngày và có thể do các can thiệp y tế, bệnh và chấn thương gây ra (Penner, Xie, Binepal, Switzer, & Fehlings, 2013).
Đau mạn tính thường kéo dài quá thời gian lành bình thường và thường kéo dài hơn 30 ngày. Đau mạn tính cũng có thể do bệnh, chấn thương, các kích thích đau lặp đi lặp lại hoặc khó lành sau chấn thương (Penner và cộng sự2013).
Một nguyên nhân gây đau mạn tính khác là đau dạ dày – ruột, thường do trào ngược dạ dày – thực quản thứ phát sau thay đổi chức năng cơ của thực quản hoặc cơ vòng thực quản dưới và biến dạng của cột sống (vẹo cột sống). Ngoài ra, các vấn đề với ống mở dạ dày cũng có thể gây ra đau.
Đau răng, do khó giữ vệ sinh răng miệng tốt hoặc trào ngược dạ dày – thực quản (gây ra tình trạng ăn mòn men răng và sâu răng thứ phát) cần được xem xét đặc biệt.
Xử trí đau tổng quát
Thực hiện những chiến lược hành động để phòng ngừa đau bất cứ khi nào có thể là một bước quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao hoạt động và sự tham gia. Sử dụng những chiến lược giao tiếp thay thế và tăng cường có thể giúp giao tiếp về cơn đau của trẻ. (Để có thông tin chi tiết về cách xử trí đau trong Bại não, xem Mục 3.8.1. trong Hướng dẫn chung về Bại não.)
Trách nhiệm của nhóm liên ngành trong xử trí đau
Tất cả nhân viên y tế làm việc với trẻ bại não đều có trách nhiệm ý thức được đau và những triệu chứng của đau và nên liên lạc với gia đình để nắm thông tin về các triệu chứng đau và xử trí đau. Nhân viên y tế nên giới thiệu trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa (ví dụ như nha sĩ, bác sĩ chỉnh hình nếu đau cơ và khớp) khi trẻ cần được can thiệp xử trí thêm.
Khuyến nghị
Tất cả nhân viên y tế đều nên ý thức được những dấu hiệu và triệu chứng của đau và dùng những công cụ tầm soát đau để giúp theo dõi cơn đau, đặc biệt nếu cơn đau tăng hoặc giảm do đáp ứng với phương pháp can thiệp y tế và trị liệu mới
Rối loạn giấc ngủ
Trách nhiệm của nhóm liên ngành trong xử trí rối loạn giấc ngủ
Tất cả nhân viên y tế làm việc với trẻ bại não đều có trách nhiệm ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với việc học tập và sự phát triển và tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở trẻ bại não. Tất cả nhân viên y tế cần liên lạc với gia đình để nắm thông tin về vấn đề giấc ngủ.
Bác sĩ–thực hiện đánh giá toàn diện về giấc ngủ, chỉ định các can thiệp y tế và thuốc cụ thể dựa trên kết quả lượng giá của từng cá nhân, giới thiệu đến gặp chuyên gia về giấc ngủ (nếu có).
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu–thực hiện đánh giá toàn diện về giấc ngủ, các can thiệp đặt tư thế, các can thiệp hành vi và vệ sinh giấc ngủ, các can thiệp hoạt động thể chất, giới thiệu đến gặp bác sĩ.
Kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu–thực hiện đánh giá toàn diện về giấc ngủ, các can thiệp đặt tư thế, các can thiệp hành vi và vệ sinh giấc ngủ, các can thiệp hoạt động thể chất, giới thiệu đến gặp bác sĩ.
Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu – giám sát các thói quen và hành vi ngủ vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và cần giới thiệu trẻ đến gặp bác sĩ.
Điều dưỡng–các can thiệp hành vi và vệ sinh giấc ngủ, giới thiệu đến gặp bác sĩ.
Động kinh
Một trong số bốn trẻ bại não sẽ được chẩn đoán bị động kinh. Các cơn động kinh sẽ giảm đi ở 1020% trẻ. Để có thêm thông tin chi tiết về những dấu hiệu và triệu chứng và phương pháp can thiệp động kinh ở trẻ bại não xem Hướng dẫn chung về Bại não tại Mục 2.9.6
Các dấu hiệu và triệu chứng có khả năng bị động kinh
Chẩn đoán động kinh
Can thiệp động kinh
Tham khảo Hướng dẫn chung về bại não để có thêm thông tin về Mục 3.9.6
Trách nhiệm của nhóm liên ngành trong xử trí động kinh
Tất cả nhân viên y tế làm việc với trẻ bại não đều có trách nhiệm ý thức được về động kinh và những dấu hiệu và triệu chứng của các cơn co giật.
Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu–hiểu những dấu hiệu và triệu chứng của các cơn co giật, đặc biệt trong các buổi lượng giá và trị liệu. Hiểu biết về phác đồ giữ cho trẻ an toàn trong khi trẻ lên cơn co giật. Hỗ trợ gia đình thông qua giáo dục, giới thiệu đến gặp bác sĩ.
Đại tiểu tiện mất tự chủ
Một trong số bốn trẻ bại não không thể kiểm soát bàng quang và tỷ lệ gặp phải vấn đề kiểm soát bàng quang ở trẻ bại não vào lúc 4 tuổi cao gấp 2 đến 3 lần so với trẻ bình thường (Novak et al, 2012).
Nguy cơ xảy ra vấn đề kiểm soát bàng quang và đường ruột gia tăng theo mức độ nặng của khuyết tật thể chất. Những trẻ bại não không đi lại được hoặc chậm phát triển trí tuệ có nguy cơ gặp phải vấn đề kiểm soát bàng quang và đường ruột cao nhất.
Khả năng kiểm soát đại tiểu tiện có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi về khả năng di chuyển. Những trẻ suy giảm chức năng di chuyển có thể gặp khó khăn di chuyển đến nơi vệ sinh và vì vậy, một số trẻ bị đại tiểu tiện mất tự chủ.
Xử trí đại tiểu tiện mất tự chủ
Lượng giá
Cần xét nghiệm thăm dò y học bởi vì các bất thường về giải phẫu là phổ biến.
Huấn luyện đi vệ sinh
Trẻ bại não nên được huấn luyện đi vệ sinh tiêu chuẩn nhưng huấn luyện trong khoảng thời gian dài hơn.
Các dụng cụ trợ giúp khi đại tiểu tiện mất tự chủ
Một trong số 3-4 trẻ bại não sẽ cần được chỉ định sử dụng các dụng cụ trợ giúp khi đại tiểu tiện mất tự chủ và thời gian sử dụng các dụng cụ này sẽ kéo dài hơn so với những trẻ không có khuyết tật thể chất.
Trách nhiệm của nhóm liên ngành trong xử trí tình trạng đại tiểu tiện mất tự chủ
Tất cả nhân viên y tế làm việc với trẻ bại não đều có trách nhiệm ý thức được tỷ lệ gặp phải vấn đề tiêu tiểu không tự chủ ở trẻ bại não và có thể hỗ trợ gia đình về những thông tin liên quan đến tiên lượng.
Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu – hỗ trợ gia đình huấn luyện cho trẻ đi vệ sinh khi phù hợp, giới thiệu đến gặp bác sĩ.
Táo bón
Táo bón mạn tính là một vấn đề thường gặp ở trẻ bại não.
Lượng giá táo bón
Xử trí táo bón
Trách nhiệm của nhóm liên ngành trong xử trí táo bón
Tất cả nhân viên y tế làm việc với trẻ bại não đều có trách nhiệm ý thức được những triệu chứng của táo bón và các phương pháp can thiệp có thể tiến hành.
Xem Hướng dẫn chung về bại não để có thêm thông tin về Mục 3.9.10.
Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu – hiểu những dấu hiệu và triệu chứng của táo bón và xác định tần suất thay đổi tư thế để có thể giúp giảm bớt tỷ lệ táo bón. Giới thiệu đến gặp bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Sức khỏe răng miệng & vệ sinh răng miệng
Sức khỏe răng miệng ngày càng được công nhận là nền tảng của sự khỏe mạnh nói chung. Trẻ bại não có nguy cơ gặp phải vấn đề răng miệng cao hơn và điều này gia tăng đáng kể tỷ lệ bệnh tật ở trẻ và có thể ảnh hưởng thêm đến sự khỏe mạnh và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của trẻ cũng như gia đình trẻ(Jan & Jan, 2016). Trẻ bại não bị tổn thương thần kinh càng nặng, thì nguy cơ bị bệnh lý về răng miệng càng cao do nhiều yếu tố bao gồm khó khăn về vận động và điều hợp cũng như hạn chế về khả năng vệ sinh và chăm sóc răng miệng (Sehrawat, Marwaha, Bansal&Chopra, 2014).
Lượng giá
Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc răng miệng phù hợp là một vấn đề đối với người khuyết tật (Dharmani,2018). Nha sĩ nên cảnh giác với những dấu hiệu ban đầu của bệnh lý về răng miệng ở người bệnh bại não.
Xử trí
Nha sĩ nên là thành viên quan trọng trong nhóm nhân viên y tế tham gia vào việc tối ưu hóa sức khỏe của người bệnh bại não, và giáo dục, thực hiện các phương pháp trị liệu, can thiệp phòng ngừa phù hợp hoặc giới thiệu người bệnh đến gặp nhóm đa chuyên ngành. Nên khuyến khích việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà.
Quá trình xử trí vấn đề răng miệng ở trẻ bại não bao gồm
Giảm đau và kiểm soát nhiễm trùng
Can thiệp hoặc loại bỏ những bệnh lý hiện có mà chưa được can thiệp 3. Lập kế hoạch phòng ngừa những bệnh lý có thể phát sinh.
Trách nhiệm của nhóm liên ngành
Như tất cả thành viên trong nhóm đa chuyên ngành, nha sĩ nên có kiến thức đầy đủ về những vấn đề y khoa, nhận thức, và phục hồi chức năng liên quan đến bại não để có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. (Doherty, 2009)
Khuyến nghị -
Nhóm đa chuyên ngành nên đẩy mạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng ở trẻ em và nha sĩ nhi khoa nên theo dõi vấn đề này để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng nguyên phát và toàn diện, phòng ngừa và trị liệu cho trẻ bại não. > Nên giáo dục gia đình và người chăm sóc trẻ bại não về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng tại nhà càng sớm càng tốt, để họ thành thạo cách thực hiện.
Bại não là một tình trạng vĩnh viễn nhưng không phải là không thay đổi. Tình trạng cơ xương khớp, các khả năng chức năng và chức năng nhận thức có thể và trên thực tế thay đổi theo thời gian. Các kỹ năng đạt được trong thời thơ ấu có thể suy giảm do các thay đổi cơ xương, ảnh hưởng của dậy thì và lão hóa sớm. Những bệnh nhân bại não cần được theo dõi và có thể được lợi từ các đợt phục hồi chức năng lặp lại đặc biệt là ở những thời điểm tăng trưởng quan trọng. Việc theo dõi đặc biệt quan trọng tại các thời điểm chuyển tiếp tự nhiên như bắt đầu dậy thì, thanh thiếu niên và suốt tuổi trưởng thành.
Suy giảm chức năng
Thanh thiếu niên
Tuổi trưởng thành
Hơn 25% người lớn bại não bị suy giảm về dáng đi và chức năng đi lại.
Ngoài suy giảm dáng đi, người bệnh bại não cũng thường bị suy giảm khả năng thực hiện những hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, và chức năng nhận thức.
Chuyển tiếp
Sự chuyển tiếp giữa các dịch vụ PHCN trẻ em và người lớn là một vấn đề quan trọng trong chăm sóc những người bại não.
Các nguyên tắc chung sau đây cần hướng dẫn quá trình lập kế hoạch chuyển tiếp (NICE, 2017):
Cần nhận ra rằng những khó khăn thách thức đối với những thanh thiếu niên bại não tiếp tục xảy ra ở tuổi trưởng thành và cần đảm bảo chú ý đến các nhu cầu về sức khoẻ, xã hội và phát triển cá nhân, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến học tập và giao tiếp khi lập kế hoạch và thực hiện sự chuyển tiếp.
Cần nhận ra rằng đối với thanh thiếu niên bại não, có thể có nhiều hơn một giai đoạn chuyển tiếp trong các hoàn cảnh chăm sóc sức khoẻ và xã hội; ví dụ như trường đại học, cơ sở giáo dục thường trú và ở nhà.
Xem Hướng dẫn về VLTL và HĐTL để có thêm thông tin về Mục3.10.1.
Các Khuyến cáo: cho lập kế hoạch chuyển tiếp:
Phát triển lộ trình chuyển tiếp rõ ràng liên quan đến: các bác sĩ của trẻ và các nhân viên y tế trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người lớn, cả ở địa phương và khu vực, có quan tâm đến xử lý bại não.
Đảm bảo rằng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ tham gia vào việc chăm sóc cho những người trẻ tuổi bại não đã được đào tạo đầy đủ để giải quyết tất cả các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và xã hội của các trẻ.
Một chuẩn mực tối thiểu về chăm sóc là đảm bảo rằng người trẻ tuổi được tiếp cận với các dịch vụ của người lớn cả ở địa phương và khu vực bao gồm các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có hiểu biết về xử lý bại não
Đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan được truyền đạt ở mỗi thời điểm chuyển tiếp.
Nhận thức được những thách thức về chức năng (bao gồm những vấn đề liên quan đến ăn, uống, nuốt, giao tiếp và di chuyển) và các vấn đề về thể chất (bao gồm cả đau đớn và khó chịu) có thể thay đổi theo thời gian đối với những bệnh nhân bại não và xem xét điều này trong lập kế hoạch chuyển tiếp.
Bại não ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình một cách dài hạn, phức tạp và đa dạng. Trong các nghiên cứu về các kinh nghiệm và mong đợi của phụ huynh, nhiều gia đình đã bày tỏ mong muốn người con bại não của mình có thể sống một cách độc lập trong tương lai. Bố mẹ thường yêu cầu thông tin về những điều thực tiễn có thể mong đợi cho tương lai của con cái họ. Các phụ huynh thường cảm thấy thất vọng về tiến bộ của con mình (Darrah, Wiart, Magill-Evans, Ray và Andersen, 2014; Kruijsen-Terpstra, và cộng sự, 2016).
Các gia đình có con bị chẩn đoán là bị bại não trải qua những nhiệm vụ chăm sóc phức tạp, đương đầu với khó khăn về tài chính, hạn chế thành công trong nghề nghiệp, căng thẳng trong các mối quan hệ, đau buồn và cô lập xã hội. Họ có thể bị căng thẳng và lo lắng nhiều về tương lai và cảm nhận sự thiếu hiểu biết từ cộng đồng lớn hơn xung quanh.
Bố mẹ của trẻ bại não cần phải chủ động, có kỹ năng và ý thức về các lựa chọn nuôi dạy con của mình để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất.
Nuôi dạy một trẻ bại não và giúp trẻ phát triển tối ưu nhất đòi hỏi suy nghĩ hướng về phía trước, cam kết lâu dài, tính kiên nhẫn, các kỹ năng xử lý hành vi và nỗ lực vượt khó nhiều hơn hẳn việc nuôi dạy một trẻ phát triển bình thường. Hơn nữa, tất cả những điều này đòi hỏi một mối dây liên kết tình cảm vững chắc và khả năng hồi phục tâm lý của bố mẹ.
Các khuyến cáo về cách thức trao quyền và hỗ trợ các gia đình:
(xem ở phần 2.4.3. Trao quyền cho Phụ Huynh)
Không có một phương cách trao quyền nào có thể áp dụng được cho tất cả các gia đình trẻ bại não và các nhân viên y tế phải đánh giá nhu cầu cá nhân của mỗi gia đình để xác định cách tiếp cận có lợi nhất:
Khuyến khích sự tham gia của phụ huynh vào các nhóm hỗ trợ cộng đồng để kết nối các gia đình có con bại não với nhau.
Phát triển các chương trình huấn luyện cho gia đình để giáo dục và hỗ trợ bố mẹ về những nhu cầu cụ thể về sức khoẻ (ví dụ như huấn luyện phụ huynh về vấn đề cho ăn và dinh dưỡng).
Giới thiệu phụ huynh đến các tổ chức hỗ trợ phụ huynh quốc tế có thể kết nối các gia đình qua internet, mạng xã hội và e-mail (ví dụ Hiệp hội Đột quỵ và Liệt nửa người Trẻ em (CHASA), Hội liệt nửa người trẻ em (Hemi-Kids))
Hợp tác với các gia đình để phát triển các chương trình tại nhà và các mục tiêu can thiệp.
Khuyến cáo:
Cần giáo dục các nhân viên y tế về quá trình trao quyền cho phụ huynh và tìm hiểu các biện pháp để tăng cường hỗ trợ gia đình và tham gia của cộng đồng.
Cần xây dựng một ban giám sát bao gồm các nhân viên y tế từ bác sĩ, điều dưỡng và các chuyên ngành sức khoẻ liên quan trong mỗi cơ sở dịch vụ y tế. Ban này có thể thực hiện đánh giá lại mỗi ba tháng (hoặc đều đặn nếu được) các chỉ số hoạt động chính (KPIs).
Các chỉ số hoạt động chính cần cụ thể và thực tế dựa trên bối cảnh của từng dịch vụ y tế. KPI có liên quan đến tỷ lệ nhân viên trên số bệnh nhân đột quỵ, số can thiệpđược thực hiện mỗi bệnh nhân, số các buổi họp nhóm đa chuyên ngành được tổ chức hàng tháng và các thay đổi điểm FIM/Chỉ số Barthel có thể là KPI có khả năng được sử dụng trong đánh giá. Các dữ liệu nhạy cảm giới có thể giúp xác định các quy định về giới và bất bình đẳng giới ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, các yếu tố quyết định đến hành vi nguy cơ và liệu các chương trình sức khoẻ có góp phần vào bình đẳng giới hay làm tăng thêm sự khác biệt về giới.
Để lượng giá thực tiễn, các nhóm nên thống nhất về phương pháp ghi chép các hoạt động cần phân tích. Điều này có thể đơn giản như đánh dấu một ô trên một biểu mẫu được đặt tại phòng điều dưỡng để việc ghi chép các hoạt động được dễ dàng và kịp thời.
Bộ tài liệu hướng dẫn này không có ý định phủ nhận các hướng dẫn hiện hành mà các cán bộ y tế đang tuân thủ thực hiện trong quá trình khám và can thiệp cho người bệnh theo từng bệnh cảnh của mỗi người và tham khảo ý kiến người bệnh cũng như người nhà của họ.
Aspiration (Hít phải) - khi thức ăn hoặc thức uống đi vào thanh quản trong khi nuốt ở giai đoạn hầu, vượt qua mức dây thanh, làm thức ăn hoặc chất lỏng đi vào trong phổi.
Ataxia (Thất điều) - Một thể vận động của bại não có ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng và cảm nhận về chiều sâu. Trẻ bị thất điều có thể bị điều hợp kém; đi không vững với dáng đi có chân đế rộng và khó khăn khi cố gắng vận động nhanh hoặc chính xác, chẳng hạn như viết hoặc cài cúc áo.
Athetosis (Múa vờn)- Một thể vận động của bại não đặc trưng bởi những vận động vặn vẹo, chậm, không kiểm soát.
Augmentative and alternative communication(AAC,Giao tiếp tăng cường và thay thế) bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp (ngoài lời nói) được sử dụng để thể hiện các suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn và ý tưởng. Các dụng cụ trợ hỗ trợ đặc biệt, như bảng giao tiếp hình ảnh và biểu tượng và các thiết bị điện tử, nhằm giúp trẻ và người lớn bại não tự diễn đạt. Điều này có thể làm tăng sự tương tác xã hội, hoạt động ở trường học và cảm giác có giá trị.
Behaviour disorder (Rối loạn hành vi) - một mẫu hành vi phá hoại có thể bao gồm không chú ý, quá hiếu động, bốc đồng và các hành vi thách thức.
Canadian Occupational Performance Measure (COPM,Đo lường Thực hiện Hoạt động Canada) - một phương pháp đo lường cá nhân hoá nhằm lượng giá thực hiện hoạt động được cá nhân cảm nhận trong các lĩnh vực tự chăm sóc, sản suất và giải trí.
Cerebral palsy (CP,Bại não) - một thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm các tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến vận động và điều hợp của cơ thể. Bại não là do tổn thương một hoặc nhiều vùng đặc biệt của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của bào thai; trước, trong khi, hoặc ngay sau khi sinh; hoặc trong thời thơ ấu.
Communication and function classification system (CFCS,Hệ thống phân loại chức năng và giao tiếp) - Một hệ thống phân loại được sử dụng để phân loại hoạt động giao tiếp hàng ngày của một cá nhân thành một trong năm mức độ. CFCS chú trọng vào các mức độ hoạt động và tham gia như đã được mô tả trong Phân loại Hoạt động Chức năng, Khuyết tật và Sức khoẻ Quốc tế (ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Dyskinesia (Loạn động) - đề cập đến sự gia tăng hoạt động của cơ có thể gây ra các vận động bất thường quá mức, vận động bình thường quá mức hoặc kết hợp cả hai.
Dysphagia (Khó nuốt) - khó nuốt có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ.
Dystonia (Loạn trương lực) - một rối loạn vận động trong đó các cơn co cơ kéo dài hoặc không liên tục, không tự ý tạo nên các chuyển động xoắn vặn, chậm và lặp đi lặp lại, các tư thế bất thường, hoặc cả hai, được kích hoạt bởi những cố gắng di chuyển.
Eating and Drinking Ability Classification Scale (EDACS, Thang Phân loại Khả năng Ăn và Uống) - Một hệ thống để phân loại cách trẻ bại não ăn và uống trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng các đặc điểm phân biệt có ý nghĩa. EDACS mô tả có hệ thống khả năng ăn uống của một cá nhân theo năm mức độ khác nhau.
Fundoplication (Phẫu thuật Khâu nếp gấp phình vị) - Khâu nếp gấp phình vị theo phương pháp qua nội soi ổ bụng là một phương pháp phẫu thuật để can thiệp bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và thoát vị lỗ thực quản. Trong quá trình phẫu thuật khâu nếp phình vị, phần đáy vị của dạ dày được khâu cố định để cho đoạn dưới của thực quản đi qua một đường hầm nhỏ tạo bởi cơ của dạ dày.
Gastrostomy (Mở thông dạ dày) - tạo một lổ thông từ thành bụng vào dạ dày bằng phẫu thuật để cung cấp chất dinh dưỡng hoặc giải áp dạ dày.
International Classification of Function, Disability, and Health (ICF, Phân loại Quốc tế về Hoạt động chức năng, Khuyết tật và Sức khoẻ) - một phân loại về sức khoẻ và các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ. Bởi vì hoạt động chức năng và giảm chức năng của một cá nhân xảy ra trong một bối cảnh, ICF cũng bao gồm một danh sách các yếu tố môi trường. ICF là một khung phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới để đo lường sức khoẻ và khuyết tật ở cả cấp độ cá nhân và quần thể.
Interprofessional team approach (Tiếp cận Nhóm Liên Ngành) - các nhà cung cấp dịch vụ sức khoẻ làm việc độc lập, nhưng nhận ra và đánh giá cao sự đóng góp của các thành viên khác trong nhóm. Tiếp cận này đòi hỏi sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm để đánh giá, lượng giá, và xây dựng kế hoạch can thiệp.
Manual Abilities Classification Scale (MACS, Thang phân loại Khả năng sử dụng Tay) - Một hệ thống phân loại mô tả cách trẻ bại não sử dụng tay để thao tác đồ vật trong hoạt động hàng ngày. MACS mô tả nămcấp độ hoặc phân nhóm dựa trên khả năng trẻ tự thao tác vớiđồ vật bằng cả hai tay và nhu cầu trợ giúp hoặc thích ứng của trẻ để thực hiện các hoạt động bằng tay trong cuộc sống hàng ngày.
Multidisciplinary team (Nhóm đa chuyên ngành) - một nhóm nhân viên chăm sóc sức khoẻ từ các ngành khác nhau (ví dụ bác sĩ, điều dưỡng, các kỹ thuật viên, nhân viên xã hội, v.v.), cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cụ thể cho bệnh nhân.
Osteoporosis (Loãng xương) - một tình trạng bệnh lý trong đó xương trở nên giòn và dễ gãy do mất chất, thường là do các thay đổi về hoóc môn, hoặc thiếu canxi hoặc vitamin D.
Penetration (Thâm nhập) - khi thức ăn hoặc chất lỏng đi vào thanh quản trong quá trình nuốt ở giai đoạn hầu nhưng chưa đi qua mức dây thanh quản. Thức ăn hoặc chất lỏng thường bị tống ra khỏi thanh quản bởi một phản xạ ho mạnh.
Telerehabilitation (Phục hồi chức năng từ xa) - một phương tiện cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng thông qua mạng viễn thông và internet.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh