✴️ Kỹ thuật sử dụng nẹp trên gối có khớp háng (HKAFO)

ĐẠI CƯƠNG

Nẹp háng gối cổ bàn chân HKAFO (Hip-Knee-Ankle-Foot Orthosis) là nẹp trợ giúp khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân. - Nẹp được sử dụng để giữ sự ổn định của khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân. Nẹp có dây cáp thép nối với 2 khớp háng để giới hạn biên độ bước chân, có khóa hông, gối tự đóng khi người bệnh đứng dậy.

Nẹp được đi trong giầy hoặc dép, được cố định bằng băng xé dính velcro quấn quanh chân.

 

CHỈ ĐỊNH 

Liệt hoàn toàn 2 chân nhưng cơ thân mình còn tốt.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh co cứng nhiều

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình.

Phương tiện:

Nẹp HKAFO, khung tập đi hoặc nạng khuỷu

Người bệnh 

Được giải thích và tập mạnh cơ 2 tay

Được giải thích kỹ về các bước sử dụng nẹp HKAFO   

Người bệnh ở tư thế ngồi, cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật viên để đi nẹp.

Hồ sơ bệnh án

Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá về cơ lực thân mình, tầm vận độngcác khớp của người bệnh.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh       

Người bệnh ở tư thế ngồi thỏa mái, giữ thăng bằng trên xe lăn để thuận tiện cho việc đi nẹp HKAFO.

Thực hiện kỹ thuật

Bước 1: Kỹ thuật viên mở khóa hông và gối để nẹp về tư thế gấp (gấp hông 90 độ, gấp gối 90 độ), mở hết các dây đai.

Bước 2:  Người bệnh dùng hai tay bám vào thành xe lăn nâng người lên tối đa, kỹ thuật viên luồn nẹp HKAFO xuống bên dưới. Kỹ thuật viên đặt 2 chân người bệnh vào 2 nhánh nẹp, điều chỉnh cho gan chân, mặt sau chân nằm vừa khít trên phần nhựa của nẹp.

Bước 3: Khi bàn chân đã được đặt đúng trong nẹp, thít chặt dây cố định ở 2 chân và phần nẹp ở thân mình người bệnh.

Bước 3: Nẹp được đi trong giầy hoặc dép.

Bước 4: Giúp người bệnh đứng dậy để khóa hông và gối tự đóng.

Bước 5: Hướng dẫn người bệnh tập đi với nạng khuỷu hoặc khung tập đi.

 

THEO DÕI

Người bệnh được hướng dẫn bảo dưỡng, sử chữa những hỏng hóc nhỏ của nẹp HKAFO. Kiểm tra thường xuyên các vùng tỳ đè để phát hiện sớm các dấu hiệu loét.  Cần có người hỗ trợ ban đầu khi đi nẹp.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Các tai biến thường gặp khi sử dụng nẹp: loét tỳ đè, đứt dây đai, hỏng khóa chốt khớp háng và gối, gãy nẹp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top