✴️ Chỉ số xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) nói lên điều gì?

Hiểu rõ Protein phản ứng C (CRP) là gì?

protein phản ứng c

Protein phản ứng C

Protein phản ứng C trong máu còn được gọi là CRP – giúp phản ánh mức độ đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm nhiễm khi bị tổn thương. (ảnh minh họa)

 

Protein phản ứng C hay C – reactive protein (CRP) là một glycoprotein được sản xuất chủ yếu bởi gan. Bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp tính, phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein phản ứng C và làm tăng nhanh nồng độ protein này trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu.

Nồng độ CRP trong máu giúp phản ánh mức độ đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm nhiễm khi bị tổn thương. Chỉ số này giúp các bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm sớm hơn so với sử dụng xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu.

Ngoài ra chỉ số CRP cũng không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit nên có giá trị chẩn đoán khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu thay đổi.

 

Khi nào cần xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP)

protein phản ứng c còn gọi là CRP

Protein phản ứng C còn gọi là CRP. Định lượng protein phản ứng C giúp đánh giá tình trạng đáp ứng viêm nhiễm của cơ thể trước trong một số trường hợp bệnh lý.

 

Xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) đươc chỉ định trong một số trường hợp sau:

– Đánh giá một nhiễm trùng mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ. Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng 2 – 6 giờ sau phẫu thuật và sẽ giảm xuống vào ngày thứ 3 sau mổ. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng mới có thể đã xuất hiện.

– Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm, nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm và xuất huyết ruột, nhiễm trùng xương.

– Theo dõi và đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn). Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với việc điều trị.

 

Chỉ số Protein phản ứng C (CRP) thế nào là bình thường

Nếu xét nghiệm chỉ số CRP nằm trong khoảng  từ 0 -10 mg/dl hay <10mg/l thì được trị số này được coi là bình thường.

Chỉ số Protein phản ứng C (CRP) tăng trong một số trường hợp sau đây:

  • Viêm tụy cấp;
  • Viêm ruột thừa ;
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn;
  • Bỏng;
  • Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng;
  • Bệnh lý ruột do viêm (ví dụ: viêm loét đại tràng);
  • Viêm khớp dạng thấp tiến triển;
  • Tình trạng nhiễm trùng nặng (sepsin);
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống;
  • U lympho;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Bệnh lý viêm của tiểu khung chung;
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ;
  • Lao tiến triển.

 

Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP

quy trình thực hiện xét nghiệm protein phản ứng c - CRP

Quy trình thực hiện xét nghiệm protein phản ứng c – CRP: Người bệnh không cần nhin ăn trước khi lấy mẫu máu làm xét nghiệm đánh giá hàm lượng CRP (ảnh minh họa).

 

– Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

– Chuyên viên y tế sẽ lấy máu của bệnh nhân vào mẫu xét nghiệm và lưu mẫu ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h.

– Tách huyết thanh bảo quản nhiệt độ 4 độ C trong 5 ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top