✴️ Hb và HbA1c là gì và có ý nghĩa như thế nào?

1. Khái niệm Hb và HbA1c là gì?

Hb là tên viết tắt của hemoglobin. Xét nghiệm Hb giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đa hồng cầu ở mỗi cá thể. Kết quả cũng giúp theo dõi quá trình điều trị đối với bệnh nhân đang gặp các tình trạng này. 

Xét nghiệm HbA1c: là xét nghiệm giúp chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường dựa vào nồng độ glucose có trong máu. Xét nghiệm còn được biết dưới một số tên khác như: glycated hemoglobin, hemoglobin glycosyl hóa, hemoglobin HbA1c và HbA1c.

Kết quả xét nghiệm giúp phản ánh mức độ đường trung bình trong máu trong khoảng thời gian 2 đến 3 tháng gần nhất. Đó là thời gian mà hồng cầu sống được, được hiển thị dưới dạng phần trăm. Nó cũng cho thấy tỷ lệ phần trăm hemoglobin được phủ một lớp đường trong các tế bào hồng cầu mang oxy. HbA1c ở mức độ cao cảnh báo khả năng kiểm soát glucose trong máu kém. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường.

  • Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích thực hiện xét nghiệm HbA1c sau 3 đến 6 tháng để có hướng điều trị phù hợp với mục tiêu. 
  • Kết quả HbA1c ở một số bệnh nhân tiểu đường có thể nằm ở mức bình thường nếu mắc một số bệnh kèm theo như bệnh thận nặng, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu tán huyết hoặc đang trong thời kỳ mang thai.
  • Mức HbA1c không có tác dụng trong việc xác định hạ đường huyết hay thay thế các xét nghiệm máu khác. 

Cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm hemoglobin

Xét nghiệm Hb được tiến hành với máu toàn phần và được chống đông bằng EDTA, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Mẫu bệnh phẩm dùng để định lượng nồng độ hemoglobin cũng có thể lấy ở đầu ngón tay bằng phương pháp chọc kim ở đầu ngón tay và bỏ giọt máu đầu tiên đi. 

Cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm HbA1c

Trong quá trình xét nghiệm HbA1c, bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch người bệnh. Mẫu máu đã lấy được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường trong khi chờ kết quả xét nghiệm, đây cũng là phương pháp tiến hành lấy máu toàn phần khi lấy mẫu xét nghiệm Hb. 

Khái niệm Hb và HbA1c là gì

2. Giá trị bình thường của kết quả xét nghiệm Hb và HbA1c 

Giá trị hemoglobin bình thường

Giá trị Hb bình thường của trẻ sơ sinh thường dao động từ 14 đến 19g/ 100ml, ở trẻ nhỏ là 12 - 16g/ 10ml, tương đương với nồng độ Hb của nữ giới ở tuổi trưởng thành, nam giới tuổi trưởng thành có nồng độ Hb là 13 - 18g/ 100ml, trong khi đó phụ nữ mang thai và người già có nồng độ Hb giảm. 

Giá trị Hb có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:

  • Là người sống ở vùng cao hoặc người nghiện thuốc lá.
  • Máu bị cô đặc do bị bỏng, bị mất nước,...
  • Mắc bệnh tăng hồng cầu nguyên phát.
  • Mắc bệnh tăng hồng cầu thứ phát liên quan đến một số bệnh như: bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh với shunt phải - trái, mắc hội chứng Pickwick, có khối u lành hay ác tính tiết erythropoietin.
  • Bị hoà loãng máu do xơ gan, suy thận, có thai trong 3 tháng cuối, mắc hội chứng SIADH.
  • Bị thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12, thiếu axit ursolic, bị suy giáp, người cao tuổi bị rối loạn sinh tủy.
  • Bị thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt, thiếu máu nguyên bào sắt hoặc mắc bệnh thalassemia.
  • Bị thiếu máu hồng cầu bình thường do bị tan máu, viêm mạn tính, mất máu cấp tính hoặc tủy xương chịu một số tổn thương.
  • Một số thuốc làm thay đổi nồng độ Hb gồm gentamycin, methyldopa, thuốc điều trị ung thư, apresoline, aspirin, kháng sinh, thuốc ứng chế MAO,...

Ngoài ra, mắc bệnh Addison, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bị suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan đến tim như thấp tim, viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn hoặc van tim nhân tạo cũng ảnh hưởng đến giá trị Hb trong xét nghiệm.

Giá trị HbA1c bị glycosyl hóa

Người trưởng thành không bị tiểu đường có giá trị HbA1c từ 2.2 đến 5%, những người được chẩn đoán bị tiểu đường khi mức HbA1c của họ nằm từ 5 đến <7%. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, mức HbA1c có thể cao hơn khoảng 4,5 đến 6%, là mức HbA1c của của những người không bị tiểu đường. Những người được xác định bị tiền tiểu đường có mức HbA1c dao động từ 6.0 đến 6,4% trong khi những người có mức HbA1c từ 6.5% trở lên được xác định là đã mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 là trẻ em hoặc phụ nữ không mang thai cần duy trì mức HbA1c từ 7.0% trở xuống, nếu vượt quá mức này bệnh nhân cần thay đổi trong việc điều trị bệnh.

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 là trẻ em và thanh thiếu niên, mức HbA1c cần duy trì đối với trẻ em dưới 6 tuổi là dưới 8.0%, đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi là dưới 7.5%. đối với thanh thiếu niên từ 13 đến 18 là dưới 7.0%. 

Bệnh nhân bị tiểu đường không kiểm soát lượng đường trong máu trong thời gian dài có thể khiến mức HbA1c tăng đến mức hơn 9%. 

Giá trị HbA1c trong xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: 

  • Người được xét nghiệm bị nghiện rượu, có hút thuốc, đang căng thẳng hoặc có tác động của caffein. 
  • Bị ngộ độc chì.
  • Mắc bệnh thalassemia. 
  • Bị mất máu mạn tính, cần truyền máu nhiều trong 3 tháng gần nhất.
  • Bị suy thận mạn tính.
  • Bị tan máu, thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Đang trong thời kỳ mang thai.
  • Đang được điều trị với thuốc erythropoietin hoặc corticosteroid.
  • Đang ở trong 2 hoặc tháng đầu của thai kỳ.
  • Có lá lách to hoặc bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật cắt lá lách.
  • Mắc hội chứng Cushing, pheochromocytoma, hội chứng buồng trứng đa nang.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm Hb và HbA1c là gì?

Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm hemoglobin máu

  • Xét nghiệm Hb giúp đánh giá mức độ của tình trạng thiếu máu, tình trạng mất máu một người đang mắc phải, từ đó bác sĩ có thể đưa ra đánh giá để tìm ra phương án điều trị.
  • Chẩn đoán một số bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như đánh trống ngực, suy nhược cơ thể, khó thở, đau vùng trước tim hay tăng hồng cầu. 
  • Là cơ sở để đưa ra chỉ định truyền máu.

Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm HbA1c

Đo lượng glucose trong máu, từ giá trị HbA1c trong xét nghiệm có thể đưa ra các chẩn đoán liên quan, bao gồm chẩn đoán bệnh tiểu đường, hạ đường huyết.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top