✴️ Hormone tuyến cận giáp (Parathyroid Hormone)

Nội dung

Chức năng sinh lý của hormon cận giáp PTH

PTH là một mạch polypeptid lớn, chứa 115 axit amin. Theo Rasmussen thì trọng lượng phân tử hormon này khoảng 8.6000. PTH bị phá huỷ khi đun sôi với axit hoặc kiềm. Tác dụng sinh lý của parathyroxine là làm tăng can xi huyết và giảm photpho huyết. Cơ chế tác động của nó là vừa tác dụng lên xương vừa tác dụng lên thận.

  • Tác dụng trên xương: Parathyroxine kích thích sự đào thải can xi từ xương đưa vào máu. Barcinot đã làm thí nghiệm cấy một mảnh xương tiếp xúc với tuyến cận giáp thấy phiến xương ở gần tuyến bị tan ra.
  • Tác dung lên thận: parathyroxine xúc tiến việc tái hấp thu canxi ở ống thận nhỏ và tăng đào thải phosphate (P).
  • Ngoài ra Parathyroxine cũng có tác dụng làm tăng hấp thụ canxi ở ruột.

Yếu tố điều hòa nồng độ PTH

Nồng độ canxi huyết là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự điều hoà hoạt động của tuyến cận giáp. Khi nồng  độ canxi huyết giảm sẽ kích thích vào thụ quan hoá học  ở thành mạch máu, nhất là ở cung động mạch chủ và túi động mạch cổ. Luồng xung động thần kinh truyền vào vùng dưới đồi và từ đấy luồng xung động truyền ra kích thích tuyến giáp tăng tiết parathyroxine để làm tăng nồng độ canxi huyết cho đến mức đạt nồng độ sinh lý thì dừng. Khi nồng độ can-xi huyết tăng, thì cơ chế trên sẽ ngược lại, làm giảm bài tiết parathyroxine.Cũng có một con đường khác là nồng độ can-xi huyết thay đổi khi đi theo dòng máu qua tuyến cận giáp cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.

 tuyến cận giáp

(Hình ảnh tuyến giáp và tuyến cận giáp)

Chỉ định xét nghiệm hormon cận giáp (PTH)

Giúp cho chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng tuyến cận giáp (cường chức năng và suy chức năng).

Xét nghiệm được chỉ định để đánh gỉá các bệnh nhân có nồng độ canxi máu bất thường và để theo dõi các tình trạng bệnh lý có thể có tác động tới nồng độ canxi máu (Vd: suy thận mạn).

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm hormon cận giáp (PTH)

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn 8 – 10h trước khi lấy máu xét nghiệm. Nồng độ PTH thay đổi trong ngày (nồng độ đỉnh xảy ra vào khoảng 2h sáng). Mẫu bệnh phẩm thường được lấy vào khoảng 8h sáng.

Giá trị hormon cận giáp (PTH) bình thường

10 – 60 pg/ml hay 10 – 60 ng/L.

Tăng nồng độ hormon cận giáp (PTH)

Các nguyên nhân chính thường gặp

  • Giảm hấp thu canxi.
  • Suy thận mạn.
  • Sản xuất PTH lạc chỗ.
  • Giảm canxi máu.
  • Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.
  • Có thai.
  • Cường cận giáp tiên phát và thứ phát
  • Tăng thải canxi trong nước tiểu do thận (renal hypercalciuria).
  • Còi xương.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcirtoma) của phổi.
  • Thiếu hụt vitamin D.

Giảm nồng độ hormon cận giáp (PTH)

Các nguyên nhấn chính thường gặp

  • Bệnh tự miễn.
  • Bệnh nhiễm độc giáp (bệnh Basedow).
  • Tăng canxi máu.
  • Suy chức năng cận giáp.
  • Hội chứng nhiễm kiềm do uống sữa (mllk-alkaSi syndrome).
  • Sau cắt tuyến cận giáp.
  • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
  • Ngộ độc vitamin A và D.

Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm hormon cận giáp (PTH)

Nhận định chung

Hormon cận giáp (PTH) là một hormon làm tăng nồng độ canxi máu được các tuyến cận giáp sản xuất. PTH đóng vai trò chính trong duy trì nồng độ canxi và phospho trong cơ thể. Tình trạng cân bằng này được thực hiện thông qua quá trình kích thích ruột hấp thu canxi, tăng huy động canxi và phospho từ xương và ống thận tăng tái hấp thu canxi và bài tiết phospho.

PTH thoái giáng thành 3 đoạn phân tử bao gồm đoạn tận N (N-terminal), đoạn tận C (C-terminal) và đoạn ở giữa. Tuy nhiên, PTH nguyên vẹn (dạng có hoạt tính sinh học chính) là dạng hormon thường được định lượng. Nồng độ trong máu của hormon này phản ánh hoạt động chức năng của tuyến cận giáp và phụ thuộc vào nồng độ canxi máu.

xét nghiệm hormone PTH

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm hormon cận giáp (PTH)

Các kết quả thấp giả tạo có thể xảy ra sau khi bệnh nhân uống sữa. Một số yếu tố có thể có tác động tới nồng độ PTH: Có thai, đang trong thời kì cho con bú, tăng lipid máu và dùng chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 1 tuần trước đó.

Các thuốc có thể làm tăng nổng độ PTH: Thuốc chống co giật, furosemid, isoniazid, lithium, rifampin, steroid, thuốc lợi tiểu loại thiazid và các thuốc có chứa phosphat.

Các thuốc có thể làm giảm nồng độ PTH: Cimetidin, propranolol.

Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm hormon cận giáp (PTH)

Xét nghiệm rất hữu ích để chẩn đoán các tình trạng cường chức năng và suy chức năng tuyến cận giáp, nhất là khi tiến hành đổng thời các xét nghiệm đánh gỉá chuyển hóa phospho-canxi và chức năng thận (creatinin máu).

Các tình trạng tăng canxi máu do ung thư rất hãn hữu có đi kèm với tăng nồng độ PTH máu.

Không nên đánh giá đơn độc nồng độ PTH, do PTH có tác động tới cả nồng độ canxi và phospho, vì vậy cũng thường cần được đánh giá nồng độ của cả hai ion này. Do chức năng thận có thể có tác động tới nồng độ PTH, do đó cũng cần theo dõi nồng độ creatinin huyết thanh. Tóm lại, cần định lượng nồng độ canxi, phospho huyết thanh và nồng độ PTH trong huyết tương ở tất cả các bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính có mức lọc cầu thận < 60ml/min/1,73 m2.

Khi có tăng nồng độ PTH và canxi huyết thanh, bệnh nhân có nguy cơ bị các tình trạng bệnh lý như:

  • Sỏi thận do tăng canxi niệu.
  • Loãng xương do mất canxi của xương.
  • Suy thận.
  • Tăng huyết áp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top