✴️ Quá mẫn (P2)

 QUÁ MẪN TYP II

Trong thể dạng quá mẫn này, kháng thể chống kháng nguyên bề mặt tế bào đích hoặc kháng nguyên mô đích tác dụng lên các phân tử thành phần bổ thể đồng thời phối hợp với nhiều tế bào hiệu quả khác để gây thương tổn các tế bào đích và các mô xung quanh.

Cơ chế tổn thương

Hệ thống bổ thể có hai chức năng. Khi tác dụng một mình nó có thể gây tiêu màng tế bào đã mẫn cảm với kháng thể. Sự hoạt hoá bổ thể xảy ra theo con đường cổ điển để tạo ra phức hợp tấn công màng C5b56789. Ngoài ra, sự liên kết của C3 hoạt hóa với tế bào đích và kháng nguyên đã opsonin hoá tế bào đích làm cho nó dễ gắn vào các tế bào hiệu quả có thụ thể C3 (Hình 9.5). Một số tiểu lớp kháng thể có thụ thể trên một số tế bào hiệu quả, nhờ thế nó tạo được sự opsonin hóa như trường hợp bổ thể để tế bào hiệu quả có thể tiêu diệt tế bào đích. Các loại tế bào khác nhau có một cơ cấu thụ thể khác nhau.

Các kích thích hóa hướng động thu hút các tế bào hiệu quả đến nơi nó phản ứng quá mẫn typ II giống như chúng bị thu hút đến ổ viêm bởi các vi khuẩn. Chất trung gian đặc biệt quan trọng là C5a, chất này có khả năng thu hút cả tế bào trung tính lẫn đại thực bào.

Cơ chế mà các thực bào gây tổn thương cho tế bào đ ích trong quá mẫn typ II giống hệt cơ chế mà hệ miễn dịch bình thường gây tổn thương cho vi sinh vật. Đa số các tác nhân gây bệnh b ị giết trong túi thực bào bởi các enzym, các ion, các chấ t oxy hóa, ... Các tế bào thực bào không thể tiêu hóa các tế bào đ ích lớn, khi đó chúng buộc phải phóng thích các hạt tiêu thể ra chỗ đích đã mẫn cảm và các hạt này vỡ ra, giải phóng các enzym ra ngoài gây tổn thương mô (Hình 9.6). Người ta gọi đây là hiện tượ ng thực bào ngoài (exocytocis) . Trong một số phản ứng, như phản ứng ca tế bào trung tính với sán máng, hiệu qủa phản ứng là có lợi nhưng nếu mô của cơ thể chủ cũng bị mẫn cảm thì cũng bị kháng thể tác dụng theo cơ chế tương tự và gây tổn thương cho cơ thể chủ.

Phản ứng typ II giữa các cá thể cùng loài

Phản ứng truyền máu

Hiện nay đã có ít nhất là 15 hệ thống nhóm máu được tìm thấy ở người, mỗi hệ thống bao gồm một bộ kháng nguyên có mặt trên hồng cầu được mã bởi một locus gen. Mộ t cá thể có một nhóm máu nào đó có thể nhận dạng hồng cầu mang những kháng nguyên của hệ nhóm máu khác và sản xuất kháng thể chống lại. Kháng thể này có thể được sản xuất tự nhiên, đó là trường hợp của hệ ABO. Người ta cho rằng cơ thể đã sản xuất được kháng thể tự nhiên này mà không cần gây mẫn cảm là nhờ nó nhận dạng được các quyết định kháng nguyên nhóm máu có mặt trên rất nhiều vi sinh vật. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, thì cá thể chỉ sản xuất kháng thể chống các nhóm máu khác sau khi tiếp xúc với kháng nguyên.

Truyền máu cho một người đã có kháng thể chống kháng nguyên của hồng cầu chuyền vào sẽ dẫn đến phản ứng truyền máu. Độ trầm trọng của phản ứng phụ thuộc vào lớp và số lượng của kháng thể liên quan. Kháng thể chống kháng nguyên hệ ABO thường là IgM, chúng sẽ gây ngưng kết, hoạt hoá bổ thể, và tan máu trong lòng mạch. Các nhóm máu khác thường gây sản xuất kháng thể IgG, và mặc dù kháng thể này ít gây ngưng kết hơn IgM nhưng nó lại hoạt hoá cơ chế quá mẫn typ II làm vỡ hồng cầu. Vỡ hồng cầu có thể gây sốc, đồng thời các sản phẩm vỡ ra từ hồng cầu có thể gây hoại từ ống thận cấp. Phản ứng truyền máu do không cùng nhóm máu cũng có thể xảy ra sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần trên người trước đây chưa hề có mẫn cảm và gây ra triệu chứng thiếu máu, vàng da.

Phản ứng truyền máu đối với các thành phần khác của máu như bạch cầu, tiểu cầu cũng có thể xảy ra nhưng hậu quả của nó không nặng nề như phản ứng đối với hồng cầu.

Bệnh huyết tán trẻ sơ sinh do không phù hợp Rhesus

Bệnh thường xảy ra trong trường hợp mẹ mang nhóm máu Rh- có bào thai Rh+. Sự mẫn cảm của mẹ đối với hồng cầu Rh+ của con đi ngược vào máu mẹ gây nên sản xuất kháng thể kháng hồng cầu Rh+ trong máu mẹ và rồi chuyển sang con qua nhau thai.

Đối với đứa con đầu tiên, do kháng thể kháng hồng cầu Rh+ thường ít nên trẻ thường không bị ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng những đứa con càng về sau thì càng có nguy cơ tan máu cao hơn.

Ngoài nhóm máu Rh ra, kháng nguyên K của hệ Kell cũng có thể gây bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh.

Ghép cơ quan

Một mảnh ghép cơ quan cùng loài, một khi tồn tại lâu dài nhờ chống lại được sự tấn công dữ dội ban đầu của miễn dịch qua trung gian tế bào, vẫn có thể kích thích cơ thể nhận tạo kháng thể chống lại các mặt trên bề mặt mảnh ghép. Các kháng thể này có khả năng gây độc trực tiếp hoặc giúp cho các thực bào cũng như tế bào K gắn vào tế bào đích và tạo những tấn công không đặc hiệu. Chúng có thể gây kết dính tiểu cầu khi gắn lên trên bề mặt của nội mô mạch máu. Và Phản ứng thải tối cấp thường xảy ra nếu trong cơ thể đã có sẵn các kháng thể này (do ghép lần trước).

Phản ứng quá mẫn typ II tự miễn

Có một số cá thể tự mình sản xuất kháng thể chống với hồng cầu bản thân mình, do đó gây ra bệnh thiếu máu huyết tán tự miễn. Chẩn đoán bệnh này dựa vào thử nghiệm Coombs d ương tính (Hình 9.8) . Thử nghiệm này giúp xác định kháng thể hiện di ện trên hồng cầu bệnh nhân. Thi ếu máu huyết tán tự miễn được chia làm ba loại tùy theo loại tự kháng thể có mặt trong máu bệnh nhân:

Tự kháng thể nóng, chỉ phản ứng với kháng nguyên ở nhiệt độ 37oC

Tự kháng thể lạnh, chỉ phản ứng ở nhiệt độ dưới 37oC

Kháng thể tạo ra do dị ứng thuốc.

Huyết thanh của bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto cũng có chứa một số tự kháng thể mà trong phòng thí nghiệm, khi có sự hiện diện của bổ thể, chúng sẽ gây độc trực tiếp tế bào tuyến giáp được nuôi cấy. Trong hội chứng Goodpasture, tự kháng thể chống màng đáy cầu thận đã được chứng minh là có hiện diện. Kháng thể này cùng với các thành phần bổ thể gắn lên màng đáy để rồi phản ứng bổ thể sẽ dẫn đến sự tổn thương trầm trọng của màng. Nhiều tác giả cũng cho rằng phản ứng gây ra do kháng thể chống thụ thể acetylcholine trên các bản thần kinh vận động của tế bào cơ vân gây bệnh nhược cơ nặng nên xếp vào phản ứng quá mẫn typ II.

Phản ứng do thuốc typ II

Điều này rất phức tạp. Thuốc có thể gắn vào các thành phần cơ thể qua đó các hapten trong thành phần thu ốc trở thành kháng nguyên thực sự và kích thích một số cá thể nào đó (mà chúng ta chưa biết là cá thể nào) tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại. Nếu kháng thể IgE được sản xuất, phản ứng phản vệ có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, nhất là đối với các thuốc mỡ bôi ngoài da, quá mẫn muộn qua trung gian tế bào có thể sẽ xuất hiện. Riêng ở đây chúng ta đang đề c ập đến quá mẫn typ II, thì chúng ta có thể ghi nhận rằng thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng và phản ứng tự miễn chống các tế bào máu bao gồm hồng cầu và tiểu cầu. Thường thì phản ứng xảy ra nhằm chống lại thuốc hoặc các chất chuyển hóa của thuốc và phản ứng đòi hỏi sự hiện diện của cả thuốc lẫn kháng thể. Khi ngừng thuốc thì phản ứng giảm đi. Bệnh cảnh đầu tiên được gặp là xuất huyết giảm tiểu cầu do dùng Sedormid. Người ta đã thống kê được các thuốc gây thiếu máu giảm tiểu cầu bao gồm rất nhiều loại trong đó thường gặp nhất là penicillin, quinin và sulfonamid.

Xem tiếp: Quá mẫn (P3)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top