Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần (Activated Partial Thromboplastin Time)
Thromboplastin (TPL), còn gọi là Thrombokinase là một hỗn hợp gồm phospholipid và yếu tố mô xúc tác cho quá trình chuyển Prothrombin thành thrombin để tạo thành cục máu đông.
Tên gọi Activated Partial Thromboplastin Time (APTT) được xuất phát từ cách thức thực hiện đầu tiên của xét nghiệm này (được giới thiệu vào năm 1953): người ta chỉ kiếm soát nồng độ của phospholipid (đối kháng lại với nồng độ phospholipid và các chất hoạt hóa bề mặt). Tên gọi “Partial Thromboplastin” được áp dụng trong thời điểm chuẩn bị phospholipid – một chất làm tăng đông máu nhưng không điều chỉnh được thời gian đông máu bị kéo dài ở những bệnh nhân bị Hemophilia.
Về bản chất, thuật ngữ “Partial” chỉ sự hiện diện của phospholipid mà không có sự hiện diện của yếu tố mô.
Huyết tương nghèo tiểu cầu (PPP) được ủ ở 370C khoảng 2 – 10 phút, sau đó cho phospholipid (cephalin) và chất hoạt hóa tiếp xúc (Kaolin, hạt silica hoặc ellagic acid) vào. Quá trình này dẫn tới việc chuyển đổi yếu tố XI thành yếu tố Xia nhưng phần còn lại của con đường đông máu vẫn chưa được kích hoạt vì không có canxi. Việc thêm canxi vào sẽ khởi động quá trình đông máu. APTT là thời gian được tính từ lúc thêm canxi vào đến khi hình thành cục máu đông.
Huyết tương nghèo tiểu cầu [PPP] được ủ ở 37 ° C với phospholipid (cephalin) và một hoạt hóa tiếp xúc (ví dụ Kaolin). Sau đó thêm canxi (tất cả được làm ấm trước đến 37 ° C). Việc bổ sung canxi sẽ khởi động đông máu và thời gian bắt đầu được tính. APTT là thời gian cần thiết để một cục máu đông hình thành. Thời gian ủ từ 2 – 10 phút.
Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu, có thể lấy máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Chuẩn bị lấy mẫu: Mẫu máu được chống đông bằng sodium citrate 3.2% theo tỉ lệ 1 thể tích chống đông: 9 thể tích máu.
Dây garo được gắn cách vị trí đâm kim khoảng 4 inch (tương đương 10cm). Không để dây garo quá 1 phút. Ưu tiên kim 19 – 21 gauge. Trong một số trường hợp máu được lấy bằng kiêm bướm hoặc catheter hoặc máu để sử dụng làm xét nghiệm PFA-100 thì cho máu vào một ống khác trước khi cho vào ống sodium citrate. Lắc đảo ống nghiệm để trộn đều máu với chất chống đông tối thiểu 2 lần (có tài liệu ghi 8 lần). Khu vực xung quanh tĩnh mạch chỗ lấy máu phải nguyên vẹn, không được chấn thương. Có thể sử dụng máu động mạch.
Nếu buộc dây garo > 1 phút làm tăng nồng độ Fibrinogen và yếu tố VII, VIII, XII cũng như kích hoạt các tế bào nội mô và quá trình tiêu sợi huyết. Một số xét nghiệm đặc biệt như xét nghiệm các dấu ấn tạo ra thrombin như phức hợp antithrombin- thrombin, và các mảnh prothrombin thì lấy máu không cần dây garo vì sẽ làm tăng các dấu ấn đặc biệt nếu cột dây garo hơn 1 phút. Buộc dây garo > 3 phút làm gây tắc mạch dẫn tới kích hoạt đông máu nên PT, APTT, TT bị rút ngắn
Tỉ lệ máu và chống đông là 1 thể tích chống đông: 9 thể tích máu. Nếu lấy máu thiếu thì lượng chống đông sẽ dư dẫn đến thời gian đông máu kéo dài do calci đưa vào sẽ kết hợp với chống đông trước. Khi máu lấy dưới 89% thể tích yêu cầu thì sẽ gây sai lệch kết quả APTT đáng kể , dưới 78% đối với Fibrinogen, dưới 67% đối với yếu tố VIII, trong khi đó PT và protein C vẫn có kết quả đáng tin cậy khi thể tích máu dưới 67%. Thay vì từ chối mẫu có thể lưu ý thể tích mẫu để điều chỉnh tùy trường hợp.
Cơ chế chống đông sodium citrate: Kết hợp với Canxi ngăn cản quá trình đông máu
Khi Hct vượt quá 55%, thể tích huyết tương tăng hay giảm đòi hòi phải giảm thể tích chất chống đông để duy trì tỉ lệ 9:1 theo công thức: C (ml) = 1.85 x 10-3 x (100-Hct (%)) x V (ml)
Trong đó: C = ml, thể tích của chống đông Trisodium citrate 3.2%
Hct (%) = haematocrit của mẫu máu bệnh nhân
V = ml, thể tích của ống nghiệm
Đối với trẻ sơ sinh nên dùng ống hút mẫu 1ml thay vì 2ml. Thể tích của chống đông nên dựa trên thể tích của huyết tương chứ không phải dựa trên tổng thể tích máu được lấy và nên giảm tỉ lệ chống đông để tránh làm loãng các yếu tố đông máu do Hct ở trẻ sơ sinh rất cao. Tuy nhiên, hầu hết các phòng xét nghiệm và các đơn vị sơ sinh có cách tiếp cận thực tế hơn là họ chấp nhận một mức độ kéo dài giả tạo của thời gian đông máu và hầu hết các khoảng tham chiếu xét nghiệm đông máu sơ sinh đều dựa trên điều này.
Mẫu máu được quay li tâm với tốc độ 4000 vòng/phút trong 5 phút. Thực hiện xét nghiệm trong vòng 4h ở nhiệt độ phòng kể từ khi lấy máu (CLSI).
Mẫu máu bị tiêu huyết ( 95% là tiêu huyết nhẹ do tế bào hồng cầu bị vỡ, < 0.3g/L với màu vàng đến hồng nhạt) hoặc Triglycerid cao (Triglycerid >500mg/dL đã làm đục huyết tương, mẫu máu gọi là có Triglycerid cao khi Tri > 866mg/dL) hoặc Bilirrubin cao ( > 1,5mg/dL) sẽ ảnh hưởng đến kết quả đông máu được đo bằng nguyên tắc đo quang. CLSI khuyến cáo đối với mẫu máu có Triglycerid cao thì sẽ quay li tâm với tốc độ 40000 vòng/phút trong 30 phút.Tuy nhiên trên thực tế thì điều này khó thực hiện do tốn thời gian và đòi hỏi thiết bị chuyên dụng mà nhiều phòng xét nghiệm thường quy không có. Hơn nữa việc quay li tâm lâu như vậy sẽ gây tủa một số protein kích thước lớn như fibrinogen, phức hợp yếu tố VIII – Von willebrand. Phương pháp thay thế là li tâm kép 20,000 vòng/ phút trong 15 phút hoặc chiết lipid bằng các dung môi hữu cơ như fluorine chlorinated hydrocarbon hoặc các chất làm sạch lipid như Lipoclear và n – hexane. Đối với mẫu máu có bilirubin thấp hơn 20mg/dL thì khi dùng một số thiết bị đông máu có bước sóng 650nm hoặc lớn hơn thì kết quả sẽ không bị ảnh hưởng.
Không thực hiện xét nghiệm khi mẫu máu bị tiêu huyết hoặc bị đông.
Xem thêm: Xét nghiệm máu lắng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh