✴️ Xét nghiệm Cortisol: ý nghĩa lâm sàng

Nội dung

Chỉ đinh xét nghiệm cortisol

Để chẩn đoán hội chứng Cushing và suy thượng thận: định lượng nồng độ cortisol máu.

Để pháp hiện tình trạng cường năng tuyến thượng thận, suy thượng thận muộn (bệnh Addison) và để theo dõi hiệu quả điều trị các tình trạng trên: định lượng nồng độ cortisol niệu.

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm cortisol

Máu: xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn và hạn chế hoạt động thể lực 10 – 12h trước khi lấy máu xét nghiệm. Cần ngừng dùng trong vòng 24h trước khi lấy máu xét nghiệm tất cả các thuốc có thể có ảnh hưởng đến nồng độ cortisol máu (đặc biệt là các thuốc ngừa thai loại kết hợp estrogen và progesteron [estroprogestatif]). Trong trường hợp muốn xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng Cushing: tiến hành lấy máu xét nghiệm vào các thời điểm 8h sáng và 20h (các thời điểm nồng độ cortisol máu thấp nhất trong nhịp ngày đêm).

Nước tiểu: thu bệnh phẩm nước tiểu 24h vào bình chứa có chất bảo quản (10g axit boric) và được bảo quản trong tủ mát.

Cortisol máu

8h sáng đến 12h trưa: 5,0 – 25,0 µ/dL hay 138 – 690 nmol/L.

12h trưa đến 20h tối: 5,0 -15,0 µg/dL hay 138-410 nmol/L

20h tối đến 8h sáng: 0,0 -10,0 µg/dL hay 0 – 276 nmol/L.

Cortisol niệu

10 -100 µg/24h hay 27,6- 276 mmol/ngày.

Tăng nồng độ cortisol máu

Các nguyên nhân chính thường gặp

  • U biểu mô tuyến (adenoma) thượng thận.
  • Bỏng.
  • Bệnh Cushing.
  • Hội chứng Cushing.
  • Sản giật.
  • Các khối u sản xuất ACTH lạc chỗ (ectopic ACTH – produclng tumors).
  • Gắng sức.
  • Cường chức năng tuyến yên (hyperpituitarism).
  • Tăng huyết áp.
  • Cường giáp.
  • Bệnh nhiễm trùng.
  • Béo phì.
  • Viêm tụy (cấp).
  • Có thai.
  • Sốc.
  • Tình trạng stress.
  • Phẫu thuật.

Giảm nồng độ cortisol máu

Các nguyên nhân chính thường gặp

  • Bệnh Addison.
  • Suy thượng thận.
  • Hạ đường huyết
  • Suy chức năng tuyến giáp (hypothyroidism).
  • Bệnh gan.
  • Hoại tử tuyến yên sau đẻ (postpartum pituitary necrosis).

Tăng nồng độ cortisol niệu

Các nguyên nhân chính thường gặp

  • Vô kinh (Amenorhea).
  • Hội chứng Cushing.
  • Cường giáp.
  • Ung thư phổỉ.
  • Khối u tuyến yên.
  • Có thai.
  • Tinh trạng stress.

Giảm nồng độ cortisol niệu

Các nguyên nhân chính thường gặp

  • Bệnh Addison.
  • Suy chức năng tuyến yên.
  • Suy giáp.
  • Rối loạn chức năng cầu thận.

 

Nhận định chung

Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán hội chứng Cushing: nồng độ cortlsol máu tăng cao vào thời điểm 8h sáng đi kèm với với tăng tương ứng hay thậm chí tăng cao hơn nồng độ cortisol ở thời điểm 20h là một gợi ý có giá trị cho chẩn đoán.

Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán suy thượng thận: nồng độ cortisol máu thấp vào thời điểm 8h sáng.

Nồng độ cortisol niệu cao bất thường là một bằng chứng gợi ý cho chẩn đoán tình trạng cường thượng thận song không đủ để cho phép khẳng định chẩn đoán này.

Định lượng cortisol niệu cũng là một xét nghiệm hữu ích để đánh giá hiệu quả điểu trị các bệnh lý tuyến thượng thận.

Không khuyến cáo tiến hành làm xét nghiệm này nếu bệnh nhân đang dùng prednison/ prednisolon do có tình trạng phản ứng chéo với kháng thể được sử dụng trong kỹ thuật định lượng cortisol máu.

Xem thêm: Xét nghiệm ACTH - ý nghĩa lâm sàng

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top