Cách trị dị ứng ngoài da

Dị ứng là gì?

Hiện tượng dị ứng (còn gọi là quá mẫn) là một dạng phản ứng có hại của hệ thống miễn dịch đối với các tác nhân từ môi trường sống như bụi nhà, nấm mốc, lông động vật, thức ăn, thuốc, hóa chất, nọc côn trùng… Vị trí dị ứng thường gặp ở đầu mặt, thân mình, tay chân và các bộ phận khác.

Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ thấy xuất hiện nổi sẩn phù màu hồng hay trắng, gồ cao, có kích thước vài mm đến 1-2 cm. Trong nhiều trường hợp, sẩn liên kết với nhau thành mảng. Nếu mọc ở vùng da lỏng lẻo như da bìu, mi mắt thì to nhanh, gây nề. Đồng thời, những cơn ngứa dữ dội cũng diễn ra khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt.

 

Trị dị ứng ngoài da thế nào?

Dùng hạt đậu xanh trị dị ứng

Đậu xanh tính mát làm dịu các vết nóng rát trên da. Lấy đậu xanh và đậu tương nghiền nhỏ, hòa với nước sôi để uống mỗi ngày 1 – 2 cốc.

Trị dị ứng bằng lá mướp

Lá mướp có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả và làm se vết thương nhờ tính kháng khuẩn. Dùng lá mướp vò nát với muối rồi chà vào nơi da bị ngứa hoặc giã nát đắp vào vùng da bị dị ứng sẽ giúp khử trùng và trị ngứa rất tốt.

Lá mướp có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả và làm se vết thương nhờ tính kháng khuẩn.

Rau hẹ được dân gian sử dụng nhiều trong trị dị ứng

Dùng rau hẹ hơ trên lửa nóng rồi xoa lên chỗ mẩn ngứa, 2 – 3 lần mỗi ngày.

Gặp bác sĩ chuyên khoa

Nếu đã thử nhiều cách, nhưng chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, thì lúc này việc cần thiết là nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu, thực hiện thêm các xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị dị ứng thích hợp. Không nên tùy tiện mua và dùng thuốc trị dị ứng.

Chú ý trong ăn uống

Giảm lượng đường và muối, kiêng những thức ăn gây kích thích. Nên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin A, B, C; thức ăn dễ tiêu, chống táo bón như: cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top