Vọng cách (Premna serratifolia) còn có tên thường gọi khác là cách, cách biển hay lá cách.
Vọng cách thuộc cây bụi cao lớn, có thể tới 7m, nhiều nhánh, mọc thẳng đứng, hiếm khi là leo, có thể có gai. Lá đơn nguyên, mọc đối chữ thập, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Hoa mọc ở đầu cành, nhỏ, màu trắng xám. Quả vọng cách có hình giống như quả trứng, khi chín có màu đen, rộng cỡ 3–4 mm. Quả chia thành 4 ô, mỗi ô chứa một hạt.
Ở Việt Nam, vọng cách mọc hoang khá phổ biến trong cả nước.
Vọng cách được sử dụng làm rau gia vị trong ẩm thực như: xào lá cách với thịt gà, thịt rắn, lươn, ếch, thịt chuột,… Dùng lá cách trong món gỏi cá, bánh xèo; lươn um lá cách. Lá hơi hôi và hăng nhưng dưới nhiệt độ cao thì thơm lừng và có tác dụng khử mùi tanh thực phẩm.
Vọng cách có vị đắng nhẹ, tính mát.
Quy kinh: tâm, can, tỳ.
Trong Đông y, lá cách được dùng để phòng ngừa và chữa một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan. Ngoài ra, vọng cách còn được dùng để hạ huyết áp, thanh nhiệt, thông tiểu, trị nhức mỏi, điều hòa kinh nguyệt.
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu hiện đại về cây vọng cách. Kết quả sơ bộ cho thấy vọng cách chứa 2 thành phần chính là premnin và ganiarin. Trong rễ chứa tinh dầu thơm và hai chất màu vàng.
Trong đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao lỏng lá vọng cách trên thực nghiệm” (Viện Dược Liệu, Viện Khoa học Công nghệ, ĐH Y HN, ĐH Dược HN – 2008) và Luận án TS Dược học “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Vọng cách thu hái ở Nam Định” (Nguyễn Thị Bích Hằng – 2010) cho thấy lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm chuột.
Cao lỏng lá Vọng cách làm giảm men gan ALT, giảm biểu hiện tổn thương gan so với lô đối chứng; mật độ gan mềm hơn, ít bạc màu, ít điểm tổn thương hơn.
Trong mô hình gây viêm, cao lỏng lá Vọng cách giúp giảm phù, giảm lượng dịch rỉ viêm, giảm hàm lượng protein và bạch cầu trong dịch rỉ viêm so với lô đối chứng. Kết quả này cũng đồng nhất với tác dụng bảo vệ gan mà vọng cách đang được sử dụng trong dân gian.
Thành phần:
Thực hiện: Tất cả đem sao vàng hạ thổ, đổ nước vừa phải, sắc uống khi còn ấm.
Cách dùng:
Premarin và ganiarin trong vọng cách có tác dụng cường giao cảm: co mạch, tăng huyết áp, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử, giãn khí quản, tăng nhu động ruột,… Do đó giúp ăn ngon miệng, thở tốt hơn. Nước sắc từ vọng cách còn có tác dụng kháng sinh mạnh nên còn dùng được trong những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm, lỵ trực trùng,…
Điều này rất có ý nghĩa, giúp khắc phục triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,… hay xảy ra ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên, premarin và ganiarin trong cây vọng cách lại là những chất hơi độc. Do đó chỉ nên sử dụng vọng cách theo từng liệu trình 5-7 ngày thì tạm ngừng. Không nên dùng liều cao và liên tục. Nói theo Đông y, nếu uống thường xuyên có thể gây nên mất cân bằng Âm Dương và làm rối loạn chức năng của tạng phủ. Từ đó có thể dẫn tới những chứng bệnh khó lường trước được.
Tác dụng cường giao cảm của vọng cách khiến huyết áp tăng cao, đối với người huyết áp thấp sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng cho những bệnh nhân huyết áp cao.
Điều quan trọng hơn cả là song song với việc sử dụng các sản phẩm trị liệu, đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ thì chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học rất quan trọng. Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn như bia, rượu,… Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tế bào gan được phục hồi.
Tốt nhất người bệnh không nên tự ý sử dụng vọng cách để chữa bệnh. Nếu đang mắc bệnh lý về gan người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ rồi mới sử dụng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh