✴️ Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt có hiệu quả không?

Nội dung

Lá lốt (cây rau lốt, lá lốp) có tên khoa học là Piper lolot C. DC., là một loại cây thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Cây lá lốt mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi tại miền Bắc nước ta. Trong đời sống hàng ngày, lá lốt có thể được dùng làm rau gia vị hay làm thuốc.

Theo Đông Y, lá lốt có vị cay, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng. Khi đi vào cơ thể, lá lốt có thể giúp trừ lạnh, làm ấm người và giảm đau khá hiệu quả. Lá lốt có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian của các vùng miền với công dụng chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, phong tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy).

Theo y học hiện đại, phần lá và thân của cây rau lốt có chứa tinh dầu với những thành phần chủ yếu bao gồm beta-caryophylen và chất benzyl axetat. Đây đều là những thành phần có công dụng chống viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Chúng được dùng để chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, tiêu chảy và đau răng.

Lá lốt có thể dùng uống bên trong hoặc xoa bóp bên ngoài để tăng hiệu quả làm giảm đau nhức. Sau đây là một số bài thuốc lưu truyền trong dân gian từ lá lốt chữa xương khớp mà bạn có thể tham khảo:

 Bài thuốc đắp từ lá lốt

Tình trạng đau nhức xương khớp diễn ra rất phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm cả tuổi tác, thói quen sinh hoạt xấu, chấn thương hay ảnh hưởng từ các bệnh cơ xương khớp.

Việc áp dụng bài thuốc đắp từ lá lốt sẽ giúp cải thiện tốt cơn đau và giảm mức độ ảnh hưởng tới chức năng vận động. Trường hợp đau nhức kèm theo sưng thì bạn chỉ nên dùng lá lốt. Còn với các trường hợp bị đau nhức đơn thuần hay có kèm theo cứng khớp, chèn ép dây thần kinh thì nên dùng bài thuốc lá lốt rang muối.

 

Sử dụng lá lốt ngâm chân

Bạn sử dụng 30g lá lốt tươi đem rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút. Sau đó, cho vào thêm ít muối, để ấm rồi dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân. Ngâm cho đến khi nước nguội. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lớn lá lốt đem ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút
  • Rửa lại nhiều lần cho sạch, để ráo và vò sơ qua
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho lá lốt vào đun thêm 2 – 3 phút
  • Thêm vào 1 ít muối hạt, khuấy đều lên
  • Chờ nước có độ ấm phù hợp thì dùng ngâm chân khoảng 15 phút
  • Nên thực hiện 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ

Lá lốt ngâm rượu

Bạn có thể sử dụng cả thân và rễ của cây lá lốt để ngâm với rượu trắng. Sau đó, dùng để xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực xương khớp bị đau nhức.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 200g rễ lá lốt và nửa lít rượu trắng 50 độ
  • Ngâm rễ lá lốt trong nước muối loãng 10 phút sau đó rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo
  • Cắt rễ lá lốt ra thành khúc ngắn rồi cho vào bình thủy tinh
  • Đổ ngập rượu trắng vào, đậy kín nắp rồi ngâm ít nhất 1 tháng
  • Mỗi lần dùng lấy 1 ít rượu rễ lá lốt thoa lên vùng xương khớp bị đau
  • Nhẹ nhàng massage trong khoảng 10 – 15 phút
  • Thực hiện đều đặn khoảng 1 – 2 lần/ ngày đến khi tình trạng đau nhức giảm hẳn

Những lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Lá lốt chữa trị chứng đau nhức xương khớp là mẹo dân gian khá đơn giản, tiết kiệm, dễ kiếm và có hiệu quả trong một vài trường hợp khi mức độ đau nhức từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, bạn cần phải áp dụng đúng cách và kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi muốn sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào thì chúng ta cũng nên cân nhắc đến liều lượng và cách dùng, khả năng tương tác với các phương pháp điều trị khác. Vì vậy, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định áp dụng bất kỳ bài thuốc nào.

Ngoài ra, các bài thuốc từ lá lốt dành cho người bị đau xương khớp đều là mẹo dân gian, chưa được chứng minh là có hiệu quả trong mọi trường hợp. Loại dược liệu này chỉ có thể hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không thực sự giải quyết được nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp.

Vì vậy, nếu áp dụng mà không thấy triệu chứng đau nhức xương khớp thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top