Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, do vậy có thể dùng trong các trường hợp thận suy, gan yếu gây ra di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các trường hợp thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, cúc hoa, bạch thược).
Tốt chomáu, tốt cho tim mạch: Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu ( biểu hiện thường là da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, đứng lên hay ngồi xuống hay bị chóng mặt, người mệt mỏi ) và chữa các bệnh về máu khác đồng thời ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
Làm đen râu tóc, trị tóc bạc sớm: Khi hà thủ ô kết hợp với một số loại dược liệu khác như đậu đen, mè đen sẽ làm tăng hiệu quả của hà thủ ô đỏ: làm tóc đen mượt, sợi tóc khỏe mạnh, có hiệu quả rất rốt trong việc trị tóc bạc sớm.
Lợi tiểu, nhuận tràng: Hà thủ ô có công dụng lợi tiểu, nhuận tràng, chữa bệnh táo bón ( thường gặp ở người già và phụ nữ sau khi sinh).
Tăng cường khả năng miễn dịch: Hà thủ ô có công dụng giúp bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, bạch cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Kháng khuẩn, giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da: Trong các sách y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có ghi lại các bài thuốc về hà thủ ô có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, tiêu ung thủng, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, các chứng viêm, bệnh nấm favut ở chân và tăng lipid máu.
Tăng sức đề kháng của cơ thể, làm chậm lão hóa: Hà thủ ô còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chịu rét, hơn thế nữa, hà thủ ô còn làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp trẻ hóa da và phòng bệnh teo tuyến ức – một căn bệnh thường gặp ở người già.
Công dụng: Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, các chứng tích tụ hòn cục trong bụng, xích bạch đới, băng huyết, chảy máu tử cung, ho ra máu, tiểu ra máu. Trong sinh hoạt, củ nâu dùng để nhuộm vải, làm vải cứng và có độ bền cao hơn.
Qua những thông tin kể trên, có thể thấy rằng, củ nâu có nhiều đặc điểm tương tự, khiến cho nhiều người bán không trung thực đã trộn lẫn hoặc thay thế hoàn toàn hà thủ đỏ bằng củ nâu để làm tăng lợi nhuận. Để giúp người dùng tinh mắt lựa chọn đúng hà thủ ô, phía dưới đây sẽ so sánh một vài đặc điểm nổi bật, có thể đơn giản nhận thấy bằng mắt thường để dễ dàng phân biệt hai loại dược liệu này.
Hà thủ ô củ đỏ (ở trên) và củ nâu (ở dưới)
Không thể phủ nhận hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì bạn có thể biến “thần dược” trở thành “độc dược” .Nhất là hà thủ ô đỏ chưa được qua chế biến, đem dùng thì rất dễ gây ra: Viêm thận, bí tiểu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Chế biến hà thủ ô đỏ:
Các vị thuốc trên rửa sạch, sắc uống ngày 3 bát
Trị cholesterol trong máu cao:
Làm tóc, râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu:
Xem thêm: Hà thủ ô đỏ – Một vị thuốc quý
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh