✴️ Xử trí khi bị chuột rút

Nội dung

Chuột rút không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, khi trong tình trạng đang bơi bị chuột rút, sẽ rất nguy hiểm nếu không kịp thời xử lý rất có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số cách giúp bạn xử lý khi bị chuột rút.

Chứng chuột rút

 – Chuột rút là chứng co thắt đột ngột, ngoài ý ,muốn và gây đau ở một bắp thịt làm cho sự cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ bắp thịt nào, nhưng thường là ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân. Bắp thịt đùi và hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng,…

 – Bệnh thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc đang vận động,… Bệnh thấy ở mọi giới mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở lớp trẻ và lão niên trên 65 tuổi.

– Chuột rút cũng có thể xảy ra với người vận động thể thao. Khi vận động với cường độ cao. Bạn sẽ mất nước và khoáng chất do ra nhiều mồ hôi. Khi bơi lội bị chuột rút rất nguy hiểm, cơn do chuột rút sẽ làm ảnh hưởng đến việc bơi và nghiêm trọng hơn là tử vong do chết đuối.

Vì sao hay bị chuột rút?

Hiện nay, vẫn chưa tìm thấy rõ cơ chế gây ra hiện tượng chuột rút, nhưng theo các nhà nghiên cứu, bạn có thể bị chuột rút với nguyên nhân có thể kể tới như:

  • Vận động quá sức

Vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.

  • Do thiếu canxi, magiê và kali

Nguyên nhân này thường xảy ra ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do không đủ chất), gây mất cân bằng chất điện giải.

  • Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút, nguyên nhân là do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém.

Bên cạnh đó, hooc môn của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai và cần khá nhiều canxi, bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Các nguyên nhân này đều có thể khiến bạn bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút ở phụ nữ trong khi mang thai có thể sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.

  • Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch

Nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu với những người lớn tuổi. Cách khắc phục là vừa bổ sung canxi, magie, kali vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn như vitamin.

  • Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp

Khi bạn quỳ lâu, đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc một tình trạng khác là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ bạn sẽ bị chuột rút.

Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng các ngón chân lần lượt bị chuột rút.

Không khởi động, khởi động không kỹ, không đủ trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao hoặc thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng.

  • Mất nước, mất cân bằng chất điện giải

Phơi nắng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.

  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

  • Dấu hiệu của một bệnh lý

Nếu thường xuyên bị chuột rút về đêm, cần phải đi khám chuyên khoa. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh lý mà rất ít người biết. Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.

Cơ chế hoạt động của căn bệnh này là sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ.

Làm gì khi bị chuột rút?

 – Với những người thường xuyên vận động mạnh như: vận động viên, leo cầu thang, leo núi, trèo đèo leo dốc. Với cường độ cao. Cơ thể bị mất quá nhiều nước và muối không bù lại được, đều dễ bị chuột rút. Khi đó cần phải nhanh chóng thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả lỏng để thư giãn bắp thịt đang bị chuột rút. Thực hiện một số thao tác: xoa bóp, thoa dầu nóng lên vùng da bị chuột rút, rồi xoa bóp nhẹ nhàng.

 – Nếu bạn bị chuột rút ở bắp đùi. Bạn cần sự can thiệp của người khác, trước hết kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.

 – Khi bạn bị chuột rút cơ xương sườn nên hít thở sâu và để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực, không nên vận động.

– Nếu như bạn bị chuột rút ở cẳng chân. Bạn có thể thực hiện cách như sau: nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược. Kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.

 – Nên tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt.

 – Sau khi sơ cứu tạm thời chuột rút bạn nên uống nước đường nóng, café pha ngọt, nước cam nước chanh,… Tạm thời không nên vận động ngay

 – Tránh đi giày quá cao hoặc chật vì có thể làm cho tình trạng xương khớp trở nên nặng hơn.

 – Có thể dùng vitamin E, thuốc giãn cơ giảm đau để điều trị chuột rút.

Xem thêm: Đau chân khi đi lại - Nguyên nhân và hướng điều trị

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top