✴️ Những ghi nhớ cần thiết với bệnh tăng huyết áp

Nội dung

Các mục tiêu cần duy trì

➔Trong khi tăng huyết áp thường không có triệu chứng, điều trị thường hướng đến ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Từ 60 đến 80 tuổi, việc điều trị giúp giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim, suy tim và/hoặc thận, đột quỵ và nguy cơ mất trí nhớ. Sau 80 tuổi, lợi ích chủ yếu chỉ có trên ngăn ngừa đột quỵ.

➔ Mức huyết áp cần đạt ? Trong trường hợp không mắc đái tháo đường, dưới 80 tuổi, huyết áp mục tiêu là <140/90 mmHg. Tuy nhiên, nếu huyết áp ban đầu rất cao, mức giảm từ 20 đến 30 mm Hg là chấp nhận được.

Ở bệnh nhân trên 80 tuổi, mục tiêu là HA tâm thu <150 mmHg.

 

Ăn uống tốt hơn

Giảm muối: hạn chế lượng muối tiêu thụ ở mức 6g muối/ngày (mức tiêu thụ trung bình hiện nay là 8-12 g/ngày). Tránh các muối trong đồ ăn sẵn, một số loại nước, bánh mì, thịt, mứt, phô mai …

Tuy nhiên, không khuyến cáo hạn chế muối ăn ở bệnh nhân trên 80 tuổi.

➔ Tránh muối ăn kiêng. Chúng chứa kali, không phù hợp khi dùng một số thuốc điều trị hoặc trong trường hợp mắc kèm suy thận.

➔Hạn chế cà phê và cam thảo do liên quan đến tăng huyết áp.

➔Mỗi ngày ăn ít nhất năm loại trái cây và rau quả và ba đồ ăn chứa sữa giúp làm giảm căng thẳng.

 

Bộ ba cần tránh

Rượu, thuốc lá và béo phì là yếu tố góp phần làm tăng huyết áp.

➔ Hạn chế rượu: tối đa hai cốc mỗi ngày cho phụ nữ và ba đối với nam giới.

➔Ngừng thuốc lá, có thể sử dụng sản phẩm thay thế nicotine.

➔ Giảm cân nếu cần thiết. Việc giảm 10% trọng lượng ban đầu được đề nghị và đôi khi có thể là đủ để khôi phục huyết áp.

 

Hoạt động thể lực phù hợp 

Hoạt động thể chất giúp làm giảm huyết áp, hoạt động tùy khả năng của từng người nhưng lưu ý:

➔ Sau cơn nhồi máu cơ tim, tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát y tế;

➔Tập thể dục thường xuyên, 2-3 lần một tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút;

➔ Nên tập các hoạt động bền bỉ như đi bộ, bơi lội, đạp xe, làm vườn, chơi với cháu;

➔Không bao giờ tập luyện đến mức khó thở: Ngừng ngay khi không còn có thể nói chuyện trong khi tập luyện.

 

Thận trọng khi điều trị

• Quy tắc bắt buộc

➔ Không bao giờ ngừng điều trị đột ngột;

➔ Uống thuốc mỗi ngày vào cùng một giờ. Tránh quên thuốc bằng cách kết hợp với một hoạt động hàng ngày như ăn uống, đánh răng …

➔ Mua thuốc theo đơn lại định kì;

➔Nếu quên thuốc, không tăng gấp đôi liều lượng. Uống thuốc ngay khi nhớ ra nếu quên trong vòng 12 tiếng.

 

• Nhận biết các tác dụng phụ

Sự xuất hiện của các cơn nóng bừng, buồn ngủ, phù nề, ho khan hoặc tụt huyết áp tư thế (chóng mặt khi thay đổi để đứng) có thể đòi hỏi thay đổi điều trị và phải được thông báo cho bác sĩ.

 

• Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Các xét nghiệm máu (creatinine huyết thanh, natri huyết thanh, kali huyết thanh) giúp theo dõi chức năng thận xem có bị ảnh hưởng bởi thuốc hay không: được thực hiện ngay khi bắt đầu điều trị và được thực hiện ít nhất hai lần một năm. Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên vào trước hoặc sau mỗi khi có thay đổi về điều trị, sau đó ít nhất mỗi 6 tháng, hay mỗi 3 tháng trong trường hợp nguy cơ tim mạch cao.

 

Không điều chỉnh điều trị khi không có ý kiến của thầy thuốc

➔ Các chế độ ăn ít natri và thuốc lợi tiểu gây loại bỏ nước và nguy cơ mất nước của người cao tuổi. Trong đợt nắng nóng, thảo luận với bác sĩ về việc giảm một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hoặc ngừng tạm thời chế độ ăn giảm muối.

➔ Ngừng điều trị khi cảm thấy đỡ căng thẳng là việc làm nguy hiểm: Mặc dù căng thẳng có thể gây tăng các số đo huyết áp nhất thời, nó không phải là nguyên nhân thực thụ của bệnh tăng huyết áp. Rối loạn hoạt động mạch máu không biến mất khi tránh được nguyên nhân gây căng thẳng (nghỉ hưu,…)

 

Sự nguy hiểm của việc tự dùng thuốc

➔Các NSAID có thể làm tăng huyết áp động mạch do tăng giữ natri và có thể can thiệp vào cơ chế hoạt động thuốc như thuốc lợi tiểu và ACEI làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên thận. Hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

➔ Tránh dạng thuốc sủi có chứa nhiều muối. Một liều tối đa hàng ngày của một số thuốc giảm đau có thể cung cấp hơn 2 g muối mỗi ngày.

 

Sử dụng tốt máy đo huyết áp cá nhân

Tự đo huyết áp là đặc biệt hữu ích ở những người già thường có “hiệu ứng áo choàng trắng” (tăng căng thẳng trong phòng khám) và sự thay đổi thất thường về huyết áp.

 

Lựa chọn máy nào?

➔ Máy băng ở tay (sử dụng đáng tin cậy hơn) và máy đo cổ tay (thuận tiện hơn nhưng quy tắc sử dụng nghiêm ngặt). Luôn phải đảm bảo sử dụng thiết bị nằm trong danh sách các thiết bị đã được phê duyệt.

Đo huyết áp lúc nào?

➔ Sau khi ngồi nghỉ 5 phút.

 

Đo huyết áp bằng cách nào?

➔ Máy băng ở tay: đặt đúng hướng (ống bơm hướng xuống) trên cẳng tay trần đặt xuống bàn.

➔ Máy đo cổ tay: sau khi đặt máy đo lên cổ tay, gập cánh tay để di chuyển cổ tay ngang tầm với tim.

➔ Trong khi bơm hơi và xả hơi, không di chuyển, không nói chuyện, thư giãn và không nắm tay.

 

Vào thời gian nào trong ngày?

➔ Các buổi sáng từ lúc dậy đến khi ăn sáng trước lúc uống thuốc.

➔ buổi tối trước khi đi ngủ, trước khi dùng thuốc.

 

Khi nào cần đo huyết áp?

➔ Khi huyết áp không cân bằng, trong trường hợp thay đổi trị liệu, trước khi khám bác sĩ.

➔ Theo quy tắc bộ ba: đo 3 lần mỗi sáng và 3 lần mỗi tối, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 phút trong 3 ngày liên tiếp. Nếu thiết bị không có bộ nhớ điện tử, lưu ý ghi rõ kết quả tự đo kèm theo ngày, thời gian và thuốc đang dùng. Đưa các số liệu này cho bác sĩ xem khi đến khám.

 

Có thể bạn quan tâm: Huyết áp thay đổi theo tuổi như thế nào?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top