Than hoạt tính là một loại bột mịn màu đen được làm từ than xương, vỏ dừa, than bùn, than cốc, than đá, mùn cưa. Than hoạt tính sẽ được kích hoạt bằng cách xử lý ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi cấu trúc bên trong của than, làm giảm kích thước và tăng diện tích bề mặt của than. Việc này dẫn đến việc than hoạt tính sẽ xốp hơn than củi bình thường. Không nên nhầm lẫn than hoạt tính với than bánh được sử dụng để nướng thịt. Mặc dù cả 2 loại than được làm từ cùng loại nguyên liệu nhưng than bánh để nướng thịt sẽ không được kích hoạt ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, than bánh có thể có một số hợp chất độc với con người.
Than hoạt tính hoạt động bằng cách gắn với chất độc và các chất hoá học trong ruột, do đó, khiến cơ thể không thể hấp thu được các chất này.
Than hoạt tính có kết cấu xốp và do vậy khiến than hoạt tính có điện tích âm, và sẽ thu hút các phân tử điện tích dương như chất độc và khí. Vì cơ thể không thể hấp thu than hoạt tính nên than hoạt tính có thể sẽ mang chất độc ra khỏi cơ thể thông qua phân.
Than hoạt tính được sử dụng như một phương pháp cấp cứu ngộ độc
Nhờ có khả năng gắn với chất độc nên than hoạt tính có rất nhiều tác dụng trong y học. Ví dụ, than hoạt tính thường được sử dụng trong các trường hợp ngộ độc. Do than hoạt tính có thể gắn với rất nhiều loại thuốc và làm giảm ảnh hưởng của chúng. Than hoạt tính đã được sử dụng như một chất giải độc từ những năm 1800.
Than hoạt tính có thể được sử dụng trong các trường hợp dùng thuốc quá liều như aspirin, acetaminophen. Nghiên cứu đã chứng minh rằng khi sử dụng 50-100g than hoạt tính trong vòng 5 phút sau khi uống thuốc, có thể giảm khả năng hấp thu thuốc đi khoảng 74%. Con số này sẽ giảm đi còn 50% nếu sử dụng than hoạt tính trong vòng 30 phút và giảm đi 20% nếu dùng sau 3 tiếng quá liều thuốc.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là than hoạt tính không phải sẽ có hiệu quả trong mọi trường hợp ngộ độc. Ví dụ than hoạt tính có rất ít hiệu quả trong trường hợp ngộ độc rượu, kim loại nặng, sắt, lithium, kali, acid hoặc alkali.
Kích thích chức năng thận
Than hoạt tính có thể giúp kích thích chức năng thận bằng cách làm giảm các sản phẩm phụ mà thận phải lọc. Việc này đặc biệt có lợi với những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính. Thận khoẻ mạnh có khả năng lọc máu rất tốt mà không cần hỗ trợ. Tuy nhiên, người bị bệnh thận mạn tính thường gặp khó khăn trong việc loại bỏ ure và các chất độc ra khỏi cơ thể.
Than hoạt tính có khả năng gắn với ure và các chất độc khác, giúp cơ thể loại bỏ các chất này ra khỏi cơ thể. Ure và các chất thải có thể đi vào máu thông qua ruột qua quá trình khuếch tán. Tại ruột, những chất này sẽ được gắn với than hoạt tính và được thải ra ngoài thông qua phân. Ở người, than hoạt tính đã được chứng minh có thể giúp cải thiện chức năng thận ở những người bị bệnh thận mạn tính. Bổ sung than hoạt tính giúp làm giảm nồng độ ure trong máu và các giảm lượng các chất thải ở những bệnh nhân mắc bệnh thân giai đoạn cuối.
Giảm triệu chứng của hội chứng mùi cá
Than hoạt tính có thể giúp làm giảm tình trạng mùi cơ thể ở những người bị mắc hội chứng mùi cá, hay hội chứng trimethylaminuria (TMAU).
TMAU là một tình trạng mà trimethylamine – một chất có mùi gần giống như mùi cá thối tích tụ lại trong cơ thể. Người khoẻ mạnh thường sẽ chuyển hoá được hợp chất này thành một chất khác không mùi và thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, những người bị TMAU sẽ thiếu mất enzyme chuyển hoá chất này, khiến chất này tích tụ trong cơ thể và sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở…
Kết cấu xốp của than hoạt tính có thể giúp gắn các phân tử mùi như TMA, làm tăng việc đào thải chất này.
Giảm cholesterol
Than hoạt tính có thể giúp làm giảm mức cholesterol vì than hoạt tính có thể sẽ gắn với cholesterol và acid mật có chứa cholesterol trong ruột, và ngăn ngừa cơ thể hấp thu cholesterol. Trong một nghiên cứu, sử dụng 24g than hoạt tính/ngày trong 4 tuần giúp làm giảm cholesterol 25% và giảm LDL 25%. HDL tăng 8%.
Một nghiên cứu khác cho thấy sử dụng 4-32g than hoạt tính mỗi ngày giúp làm giảm cholesterol toàn phần và LDL đi từ 29-41% ở những người bị tăng cholesterol. Trong nghiên cứu này, sử dụng cholesterol liều cao cho thấy hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu này đều được tiến hành từ những năm 1980. Cần có thêm nhiều nghiên cứu mới cập nhập hơn để xác nhận mối liên quan này.
Than hoạt tính là một biện pháp điều trị tại gia với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, mặc dù chưa có đủ bằng chứng khoa học ủng hộ cho một số mục đích:
Than hoạt tính được coi là tương đối an toàn trong đa số các trường hợp. Các phản ứng phụ gần như rất hiếm khi xảy ra và thường là các biểu hiện nhẹ, phổ biến nhất là buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, táo bón và phân đen cũng có thể xảy ra. Khi sử dụng than hoạt tính trong các trường hợp cấp cứu ngộ độc, có khả năng than hoạt tính sẽ đi vào phổi nhiều hơn dạ dày, đặc biệt là nếu người bệnh nôn hoặc mất tỉnh táo. Do vậy, than hoạt tính chỉ nên được sử dụng với người bệnh tỉnh táo. Rất hiếm gặp, than hoạt tính có thể gây tắc ruột hoặc làm giảm hấp thu một số loại thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh