Dùng dầu mè như một chất béo có lợi
Hiện nay, đa số mọi người đều biết rằng, chất béo có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nguồn cung cấp chất béo tốt cho sức khỏe, một số nguồn khác thì không. Dầu mè rất giàu chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn, lại chứa rất ít chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa rất tốt cho sức khỏe của trái tim và có thể giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol trong máu. Ngược lại, chất béo bão hòa và chất béo dạng trans sẽ kích thích tình trạng viêm và làm tăng lượng cholesterol toàn phần – những yếu tố rất có hại cho bệnh tim mạch. ¼ cốc dầu mè có chứa khoảng 6.75g chất béo không bão hòa đơn, 7.84g chất béo không bão hòa đa và 2.5g chất béo bão hòa.
Dùng dầu mè để mát xa chân trước khi đi ngủ
Tất cả mọi người đều có những thói quen riêng của mình trước khi đi ngủ. Ví dụ như chải răng, rửa mặt, dưỡng da mặt, thế còn mát xa chân trước khi đi ngủ thì sao? Tự mát xa chân là một phần cơ bản của chế độ chăm sóc sức khỏe dưỡng sinh (Ayurvedic), và dầu mè rất có lợi cho da của bạn. Chế độ chăm sóc sức khỏe dưỡng sinh là một phương pháp chăm sóc sức khỏe tổn quát được áp dụng tại Ấn Độ ít nhất là từ 5000 năm trước và gần đây đang trở nên phổ biến hơn tại các nước phương Tây. Bạn có thể dùng một thìa dầu mè, xoa lên vùng ức bàn chân để giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Bạn nhớ sau khi xoa dầu mè hãy đi một đôi tất mỏng để lớp dầu không bị trôi đi.
Dầu mè rất tốt cho sức khỏe răng miệng
Những người thời cổ đại chưa có bàn chải để chải răng nhằm giữ răng sạch và hơi thở thơm mát, do vậy, họ thường chỉ súc miệng bằng dầu để làm sạch khoang miệng. Súc miệng bằng dầu mè trong khoảng 10 phút cũng là một cách vệ sinh răng miệng trong chế độ dưỡng sinh. Rất nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng, việc này có thể làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, giúp giữ miệng và lợi của bạn luôn khỏe mạnh.
Dầu mè tốt cho da và xương
Dầu mè không có nhiều giá trị dinh dưỡng như hạt mè (hạt vừng) bởi dầu mè được làm từ một phần riêng biệt của cây vừng. Nhưng, một trong số những chất khoáng rất quan trọng của hạt vừng vẫn sẽ còn sót lại trong dầu mè: đó là kẽm. Chúng ta thường chỉ nghĩ đến kẽm khi bị cảm lạnh hoặc cúm vì kẽm có thể giúp làm giảm thời gian bịc ảm và làm nhẹ các triệu chứng bệnh. Nhưng kẽm cũng được sử dụng trên cơ thể để kích thích sản xuất collagen và tăng độ đàn hồi của da. Kẽm cũng có thể giúp làm tăng cường mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Dầu mè tốt cho hệ tiêu hóa
Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng bị táo bón. Uống nhiều nước và bổ sung đủ chất xơ trong bữa ăn sẽ giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn, nhưng không phải lúc nào bổ sung chất xơ cũng sẽ có tác dụng, hoặc nếu chúng ta đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây táo bón. Và một trong số những lợi ích của dầu mè là giúp nhu động ruột diễn ra trơn tru trở lại trong những trường hợp như vậy. Uống 1 hoặc 2 thìa dầu mè (1 thìa vào buổi sáng với và 1 thìa vào buổi chiều) có thể sẽ giúp tạo độ trơn cho ruột và giúp bạn làm giảm chứng táo bón.
Dầu mè giúp giữ tóc chắc khỏe và bóng đẹp
Dầu mè có chứa cả vitamin nhóm B và vitamin E, magie, canxi và phosphor – những chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu. Do vậy, bạn có thể chẳng cần sử dụng đến các sản phẩm chăm sóc tóc đắt tiền mà chưa chắc đã hiệu quả, thay vào đó, hãy sử dụng dầu mè. Mát xa một chút dầu mè leen chân tóc và da đầu, sau đó ủ trong vòng 30 phút. Xả sạch lại với nước ấm và dầu gội vào sấng hôm sau (nếu ủ qua đêm) hoặc sau 30 phút ủ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt về mái tóc của bạn ngay thôi!
Chống lại các gốc tự do
Các gốc tự do có thể gây tổn tương DNA, các tế bào và protein. Những loại tổn thương như vậy có thể dẫn đến các bệnh như Alzheimer, Parkinson và ung thư. Một số chất ví dụ như đồ uống có cồn, khói thuốc lá, thuốc trừ sâu và các chất gây ô nhiễm không khí cùng một số loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có khả năng tạo ra các gốc tự do. Do vậy, một điều quan trọng là thực hiện chế độ ăn giàu các chất chống oxy hóa để chống lại những tổn thương do gốc tự do gây ra và giảm tình trạng stress oxy hóa. Những bằng chứng mới đây gợi ý rằng, dầu mè có thể được sử đụng dể chống lại bệnh viêm khớp, ung thư tiến tiển, tổn thương thần kinh và quá trình viêm, mặc dù đây mới là những nghiên cứu bước đầu rất sơ bộ.
Dầu mè có thể chịu được nhiệt
Chúng ta đều biết đến những lợi ich của dầu ôliu và dầu dừa trong nấu nướng, nhưng những loại dầu này lại rất dễ bị cháy khi được đun ở nhiệt độ cao. Dầu bị cháy chắc chắn là không tốt cho sức khỏe. Điểm bốc khói là nhiệt độ mà tại đó, chất béo bị phá hủy và bắt đầu giải phóng ra các gốc tự do và mùi khó chịu. Nhưng điều tuyệt vời ở đây là điểm bốc khói của dầu mè là vào khoảng 400 độ F (tương đương 205 độ C), do vậy, dầu mè có thể được sử dụng để nấu dưới nhiều cách khác nhau mà không giải phóng ra các chất có hại.
Dầu mè có thể làm tăng hương vị của món ăn
Dầu mè dùng trong nấu nướng không chỉ tốt cho sức khỏe mà cũng giúp món ăn tăng thêm hương vị. Dầu mè có hương vị hấp dẫn, và thường được sử dụng trong ẩm thực Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng như một vài món ăn của người Ấn Độ. Bạn có thể thấy tại siêu thị có 2 loại dầu mè là dầu mè nướng (toasted sesame oil) và dầu mè thường (sesame oil). Dầu mè nướng được làm từ hạt vừng đã được nướng và sẽ có màu sậm hơn. Dầu mè nướng có hương vị háp dẫn hơn và có mùi hơi khét. Dầu mè thường được làm từ hạt vừng chưa nướng và có màu sáng hơn. Dầu mè thường được sử dụng chính trong nấu nướng. Nếu bạn không thường xuyên sử dụng dầu mè thì bạn nên bảo quản cả 2 loại dầu mè này trong tủ lạnh để tránh dầu bị hỏng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh