Châm cứu là một liệu pháp truyền thống đã được sử dụng trong các nền văn hóa và hệ thống y học châu Á trong hàng ngàn năm và cũng dần được áp dụng tại các nước châu Mỹ, châu Âu.
Đôi khi, việc mang thai có thể khiến bạn có nhiều thay đổi. Cùng với niềm vui và sự phấn khích, bạn cũng có thể bị đau nhức hoặc khó chịu hay ốm nghén. Để làm giảm tình trạng này một số người tìm đến các biện pháp của y học thay thế để giảm ốm nghén, đau lưng và nhiều vấn đề khác mà không cần dùng đến thuốc.
Châm cứu liên quan đến việc luồn kim vào da tại các điểm cụ thể trên cơ thể bạn. Trong khi kích thích những điểm này, sự cân bằng các lực âm (lạnh, chậm) và dương (nóng, phấn khích) trong cơ thể sẽ sinh một luồng khí (sinh lực).
Nếu bạn chưa quen với loại phương thức chữa bệnh này, nó có vẻ hơi mơ hồ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng châm cứu có lợi cho nhiều tình trạng khác nhau như đau mãn tính và đau đầu.
Bạn có thể đã nghe nói về việc sử dụng châm cứu khi đang cố gắng thụ thai, đặc biệt châm cứu có thể là một phần của quá trình thụ tinh trong tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài ứng dụng này, phần lớn nghiên cứu về châm cứu khi mang thai xoay quanh khả năng giảm ốm nghén.
Ngoài ra châm cứu có thể mang lại hiệu quả để giải quyết một số vấn đề khi mang thai như
Ngoài ra châm cứu cũng có thể được sử dụng để kích thích chuyển dạ.
Chính xác thì châm cứu có thể làm gì để giúp bạn vượt qua 9 tháng tới? Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng câu trả lời cho câu hỏi này là rất nhiều.
Giúp hỗ trợ thụ thai
Ngay cả trước khi bạn mang thai thì bạn có thể cân nhắc thử châm cứu để giúp bạn thụ thai. Phụ nữ được châm cứu có thể có nhận thức về khả năng sinh sản tốt hơn và cảm giác hạnh phúc cao hơn. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu của nghiên cứu về chủ đề này. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng châm cứu có hiệu quả trong việc giảm vô sinh và tăng cơ hội mang thai.
Ốm nghén
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về châm cứu và khả năng giúp giảm buồn nôn và nôn, cả trong và ngoài thai kỳ. Các nghiên cứu về sự kích thích của huyệt Nội Quan ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Những người tham gia nghiên cứu ngoài thai kỳ đã giảm buồn nôn và nôn khi châm cứu nhiều hơn so với khi họ dùng thuốc. Và thậm chí một đánh giá từ năm 2021 đã xem xét 16 nghiên cứu trước đó và kết luận rằng châm cứu có hiệu quả đối với chứng buồn nôn nghiêm trọng trong thai kỳ.
Nhức mỏi
Hormone relaxin nới lỏng các khớp khi mang thai. Kết hợp với trọng lượng tăng thêm khi cơ thể bạn phát triển khiến bạn có thể phải đối mặt với chứng đau lưng hoặc đau vùng chậu dai dẳng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì. Châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả và an toàn đối với chứng đau lưng dưới. Những cơn đau nhức khác và thậm chí cả sự khó chịu về cảm xúc cũng có thể được xoa dịu bằng châm cứu.
Trầm cảm
Trầm cảm trước khi sinh có thể ảnh hưởng đến 15% số ca mang thai. Trong một nghiên cứu nhỏ năm 2010, các nhà nghiên cứu đã đề nghị châm cứu hoặc xoa bóp để giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Nhóm châm cứu đã giảm các triệu chứng nhiều hơn so với những phụ nữ được điều trị trầm cảm truyền thống. Và thời gian điều trị khá ngắn, chỉ kéo dài tổng cộng 8 tuần và 12 buổi. Châm cứu được xem là giúp giảm và ngăn ngừa các triệu chứng của trầm cảm
Thai nhi ngôi mông
Châm cứu cũng có thể là một phương pháp tốt để thử khi thai nhi ngôi mông. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng việc kích thích các huyệt chí âm và huyệt Thiếu Trạch trong khoảng thời gian từ 32 đến 35 tuần có thể giúp xoay em bé để chúng quay đầu. Trong trường hợp này, các phương pháp điều trị được thực hiện trong khoảng thời gian 30 phút trong 3 ngày trong một tuần và họ được kết hợp với phép cứu ngải
Đau khi chuyển dạ
Một nghiên cứu đã so sánh những người sử dụng phương pháp châm cứu khi chuyển dạ với những người sử dụng các phương pháp khác, như kích thích dây thần kinh điện xuyên da và thuốc giảm đau truyền thống. Kết quả là những người trong nhóm châm cứu có ít phải sử dụng các biện pháp giảm đau khác ví dụ như gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ và châm cứu không có tác động đến thời gian chuyển dạ tổng thể. Không chỉ vậy, điểm số Apgar – đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của các em bé sơ sinh trong nhóm châm cứu cũng cao nhất.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về châm cứu và việc sử dụng nó trong thời kỳ mang thai. Thông tin hiện tại cho thấy châm cứu tương đối an toàn cho hầu hết các trường hợp mang thai và hiếm khi xảy ra các phản ứng hoặc biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể gặp các biến chứng nhẹ ví dụ như đau hoặc sưng ở điểm đâm kim nhưng không kéo dài.
Có một số cuộc thảo luận về một số điểm châm cứu cần tránh khi mang thai vì chúng có thể dẫn đến kết quả xấu. Nhưng thông tin hiện có cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề như sảy thai, sinh non và vỡ ối sớm về cơ bản ngang bằng với các nhóm không được châm cứu.
Châm cứu có thể áp dụng trước khi mang thai, trong thai kì cũng như sau sinh. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để xem liệu có bất kỳ lý do nào khiến bạn không nên châm cứu hay không.
Những điểm mà người châm cứu tránh trên cơ thể còn được gọi là những điểm cấm. Không có sự đồng thuận chính thức về chính xác những điểm nào và bao nhiêu điểm thực sự bị cấm, nhưng những điểm mà các bác sĩ thường thống nhất (trước tuần 37 của thai kỳ) bao gồm:
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc châm cứu bấm huyệt gây hại cho phụ nữ mang thai hoặc thai nhi. Châm cứu có khả năng kích thích co bóp tử cung và thậm chí thay đổi cổ tử cung, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa nếu bạn lo lắng về sinh non hoặc các yếu tố khác của thai kỳ.
Các nguy cơ liên quan đến châm cứu trong thai kì có thể bao gồm:
Các nghiên cứu đã chỉ ra hầu hết các tác dụng phụ của châm cứu xảy ra ở mẹ và chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ trẻ bị ảnh hưởng bởi châm cứu như trẻ nhỏ so với tuần tuổi mang thai và dây rốn bị xoắn quanh cổ hoặc vai. Tuy nhiên, rất khó để quy những kết quả này chỉ cho châm cứu và cần nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh