✴️ Vị thuốc Bời lời nhớt

Nội dung

Tên tiếng Việt: Bời lời nhớt, Bời lời dầu, Sơn kê tiên, Nhớt mèo, Mò nhớt, Sàn cảo thụ, Mạy khảo khinh (Tày), Co khảo kheo (Thái)

Tên khoa học: Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.

Tên đồng nghĩa: Sebifera glutinosa Lour.

Họ: Lauraceae (Long não)

Công dụng: Giảm đau, sưng tấy, chữa vết thương bầm giập, đái tháo đường, viêm tuyến mang tai, viêm vú (Lá, vỏ cây). Viêm ruột, ỉa chảy, lỵ (Vỏ rễ sắc uống).

A. Mô tả cây 

Cây cao có thể tới l0m. Nhiều dạng, vỏ thân nâu, không mùi, không vị, trong có chất nhớt, cành trưởng thành hình trụ, nhẵn cành non có cạnh, nhiều lông. Lá mọc so le, thường mọc thành cụm ở đầu cành, hơi dai, màu xanh lục đậm, mặt trên bóng, mặt dưới có lông, kích thước rất thay đổi, dài 7-20cm, rộng 4-10cm, hình bầu dục hay thuôn dài, phía đáy lá tròn hoặc nhọn, đầu nhọn hay tù; cuống lá có lông, dài l,5-5cm. Hoa tụ từng 3-6 thành tán nhỏ trên 1 cuống chung dài 1-3cm có lông; cuống của mỗi hoa dài 2-3mm. Quả hình cầu to bằng hạt đậu, màu đen, đính trên cuống phình ra. Mùa quả vào tháng 7-8.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Hiện nay cây này chưa được trồng nhiều. Chủ yếu mọc hoang, nhiều nhất ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, một sô’ ít mọc ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Còn mọc ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Inđonesia, Campuchia. Trồng bằng hạt hay dâm cành. Sau 5-6 năm bắt đầu có quả.
  • Người ta dùng gỗ cây này để lấy chất nhầy dùng trong kỹ nghệ làm giấy, làm hương nén: quả được thu hái vào tháng 7-8 đổ ép dầu làm nến và nấu xà phòng.

C. Thành phần hoá học 

  • Tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất ở vỏ thân có chứa một chất nhầy dính, thường dùng để dính bột giấy hay hương thắp.
  • Hạt chứa 45% chất dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu của dầu là laurin và olein.
  • Gỗ non có chứa ít tinh dầu nhưng khi già tỷ lệ tinh dầu ít đi.

D. Công dụng và liều dùng 

  • Bời lời có vị ngọt, đắng, se, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, chống sưng, cầm máu, giảm đau.
  • Vỏ giã nát dùng đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương, có nơi dùng cả lá giã nát
  • đắp.
  • Vỏ còn dùng sắc uống chữa đi ỉa, lỵ.
  • Nước ngâm vỏ bời lời bào thành từng mảnh mỏng có thể dùng bôi đầu cho tóc bóng và im.
  • Dầu bời lời dùng làm sáp, chế xà phòng.
  • Gỗ bời lời mịn, khá rắn, bảo quản tốt có thể dùng làm các đồ dùng trong nhà.
  • Liều dùng: Ngày dùng 10 đến 20g vỏ dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có bời lời 

  • Chữa thiên đầu thống: lá hoặc vỏ cây bời lời 30g, bạch chỉ 10g, cam thảo 5g nấu sắc uống. Hay dùng lá khô 16g sắc uống trong ngày.
  • Đầy hơi ợ chua, ợ hơi trướng bụng: Dùng lá bời lời tươi, đốt, tán thành bột uống, cách này theo kinh nghiệm dân gian rất hiệu nghiệm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top