1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Bòi ngòi là tên gọi chung của một số loài thuộc chi Hedyotis, trong đó có loài trên.
Bòi ngòi tai là loại cây thảo phân bố tự nhiên rải rác khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du. Cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc thành khóm hay từng đám nhỏ lẫn với những cây bụi nhỏ khác ở ven đồi, trên nương rẫy. Bòi ngòi tai được coi là loại cỏ dại ảnh hưởng đến cây trồng nên thường bị loại bỏ.
Bòi ngòi tai ra hoa quả nhiều hàng năm; khả năng mọc cây con từ hạt tốt. Ngoài ra, sau khi bị cắt, các phần còn lại của cây vẫn khả năng tái sinh cây chồi.
Bộ phận dùng:
Toàn cây.
3. Thành phần hoá học
Cây bòi ngòi tai chứa 2 alcaloid hedyotin, auricularin.
Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,29%. Các thành phần khác là alizarin acid oxalic, đường khử, chất màu, tanin, albumin [The Wealth of India V, 1959], [Võ Văn Chi, 1997, Trung dược từ hải III, 1997].
4. Tác dụng dược lý
Cao chiết toàn phần cây bòi ngòi tai có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập của chuột lang gây ra bởi acetylcholin và histamin
5. Tính vị, công năng
Bòi ngòi tai có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau.
6. Công dụng
Bòi ngòi tai được dùng chữa cảm sốt, viêm họng, ho, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ. Liều dùng: 16 – 30g cây khô bỏ rễ, sắc nước uống. Dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp hoặc nấu nước ngâm rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, sưng đau vú, viêm mủ da, eczema.
Bài thuốc có bòi ngòi
Chữa sưng vú:
Bòi ngòi tai tươi 60g, giã nát, thêm rượu, chiết lấy dịch uống trong ngày, còn bã dùng đắp ngoài uống liên tục trong 4 ngày.
Chữa rết cắn:
Bòi ngòi tai 30g, đậu xanh 60g, sắc uống trong ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh