1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Chi Microcos L. có 2 loài ở Việt Nam, trong đó có loài bung lai thường gặp nhiều hơn. Bung lai phân bố rải rác khắp các tỉnh thuộc vùng núi và trung du gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum,…
Bung lai là cây ưa sáng, thường mọc trong các quần hệ thứ sinh, nhất là trên đất sau nương rẫy. Là loại cây gỗ nhỏ mọc nhanh, sau 2 năm tuổi cây đã bắt đầu có hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và từ các phần thân, gốc còn lại sau khi chặt. Bung lại có thể tồn tại qua cháy rừng do cây có vỏ dày.
Bộ phận dùng:
Lá.
3. Thành phần hóa học
Cây bung lai có 5 flavonoid được nhận dạng là isochamnetin, kaempferol, quercetin, nodifloretin – 1 – 0 – rhamnosyl glucosid và 5, 6, 8, 4′ – tetrahydroxy – flavon – 7-O- rhamnosid (CA 120: 253138r)
4. Tác dụng dược lý
Cao chiết với ethanol 50% từ cây bung lai bỏ rễ có tác dụng lợi tiểu.
5. Tính vị, công năng
Bung lai có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, giải nắng nóng, tiêu tích trệ.
6. Công dụng
Lá bung lại được dùng chữa cảm sốt, cảm nắng, viêm gan vàng da, ăn kém tiêu, trướng bụng, tiêu chảy. Ngày dùng 20 – 30g lá khô sắc uống.
Nhân dân dùng lá nấu nước uống thay nước chè để giải khát và dùng quả ăn để tẩy giun.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh