1. Mô tả:
2. Bộ phận dùng:
Hạt – Semen Theobromae.
3. Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới. Ta thường trồng ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Lâm Đồng) và cả ở thành phố Hồ Chí Minh để lấy hạt.
4. Thành phần hóa học:
Chứa theobromin và các chất béo (bơ Cacao).
Hạt chiếm 90% trọng lượng quả, chứa 5 – 8% nước, 50% lipid gọi là bơ ca cao, 5 – 10% hợp chất polyphenol gồm catechin, leucoaiithocyan, anthocyan, 1 – 2% alcaloid có nhân purin, chủ yếu là theobromin và cafein với tỉ lệ tliấp (0,05 – 0,3%).
Trong quá trình ủ hạt, có những biến đổi sinh hoá, các polyphenol bị oxy hoá và thủy phân, hạt giảm sự chát và có màu nâu đặc trưng, xuất hiện các chất có hương đặc biệt là hương sôcôla. Hạt càng ủ men tốt, hương sôcôla càng đậm.
5. Tác dụng dược lý:
Tác dụng bảo vệ mạch, bảo vệ tim:
Dùng hạt ca cao và sô cô la giàu flavonoid bổ sung trong khẩu phần ăn có tác dụng bào vệ mạch, bảo vệ tim là do flavonoid can thiệp vào nhiều cơ chế sinh lý bệnh lý của vữa xơ động mạch. Lợi ích khi dùng sô cô la và ca cao giàu flavonoid là do các tính chất chống oxy hoá, cải thiện chức năng của nội mô, làm hạ huyết áp, điều hoà chức năng miễn dịch và viêm [Engler et al., 2004:695 -706]
Tác dụng trên hệ thần kinh của ca cao:
Ca cao và sô cô la có chứa một alcaloid tetraliydroisoquinolin là salsolinol với hàm lượng trên 25ug/g. Ca cao và sô cô la có vị đắng một phần là do alcaloid này. Salsolinol trong cơ thể, có thể liên kết với thụ thể D2 – dopaminergic, đặc biệt là thụ thể D – dopaminergic làm hoạt hoá hệ dopamin, ức chế sự tạo thành AMP vòng, nhưng lại làm giải phóng p – endorphin và ACTH ở tuyến yên. Chính do tác dụng này mà salsolinol là một chất có tác dụng tâm thần, và người ta nghiện sô cô la chủ yếu là do salsolinol [Melzig et al., 2000:153 -159].
Tác dụng giãn cơ trơn và kích thích của theobromin:
Theobromin là một alcaloid được chiết từ vỏ hạt hoặc mầm hạt ca cao với hàm lượng khoảng 1 – 2%, có tác dụng kích thích hoạt động tim, làm giãn mạch vành tim và mạch thận, làm giãn phế quản. Theobromin có tác dụng lợi tiểu do làm giảm tái hấp thu nước, ion natri và clo ở ống thận. Ngoài ra, theobromin còn có tác dụng gây hưng phấn nhẹ hệ thần kinh trung ương (Goodman, Gilman, 2001).
Tác dụng chống oxy hoá của phân đoạn hợp chất polyphenol chiết từ vỏ hạt ca cao:
Vỏ hạt ca cao được dùng để chiết lấy phân đoạn phenolic dùng công nghệ C02 siêu tới hạn (supercritical C02 technology) ở 2 phân đoạn là áp suất 150bar, 50°c và 200bar, 50°c rồi hoà tan lại trong aceton. Các sắc tố phenolic của 2 phân đoạn đều có tác dụng chống oxy hoá và chống gốc tự do khi thử trên mô hình thực nghiệm in vitra [Arlorio et al., 2005: 1009].
6. Vị thuốc Ca cao
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, thơm; có tác dụng lợi tiểu, loại các chlorua.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ứng dụng Ca cao trong đời sống
Hạn chế bệnh tiểu đường: Bên cạnh đó, hoạt chất chống oxy hóa phenol – catechin khi được hấp thu vào cơ thể, nó sẽ tiêu thụ một cách chậm chạp khiến insulin tiết ra đều đặn nhằm ổn định đường trong máu, hoàn toàn vô hại đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Hưng phấn tinh thần: Lượng cafein rất nhỏ trong cacao giúp cốc cacao mà bạn uống mỗi ngày có tác dụng tương tự café và nước trà xanh, giúp bạn tỉnh táo hơn trong công việc, làm giảm hội chứng mệt mỏi mãn tính do căng thẳng hay vận động nhiều, lao động nặng.
Giúp tăng cường trí nhớ: Báo Daily Mail của Anh dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Y Harvard (Mỹ) cho biết, epicatechin có trong ca cao mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe con người, nên xem nó như một loại vitamin.
Thức uống thư giãn, cho giấc ngủ ngon: Ca cao nóng là một thức uống tuyệt vời dùng bất cứ lúc nào trong ngày. Bạn có thể uống nó nếu bạn đang mệt mỏi do những áp lực của công việc bạn sẽ thấy đầu óc thoải mái thư giãn hơn. Trước khi đi ngủ dùng một cốc ca cao nóng cũng sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
Làm đẹp da: Với những phụ nữ ngoài 30, ca cao giúp phục hồi sự đàn hồi của da, làm mờ nếp nhăn, giúp da căng mịn. Với tinh chất flavonoid, ca cao giúp bảo vệ collagen không bị hủy hoại bởi sự ô nhiễm của môi trường.
Trong y dược người ta dùng bột ca cao (nhân hạt tán bột) do thành phần bơ rất cao, vitamin, một ít D2, vitamin P (leucoanthoxyan). Bột ca cao vừa làm cho thơm thuốc vừa làm cho một số vị thuốc dễ uống hơn.
Trong công nghệ thực phẩm bánh kẹo ca cao được chế thành dạng sôcôla (ca cao, đường, sữa và một ít vani). Nguồn tiêu thụ lớn nhất của ca cao là dưới dạng này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh