A. Mô tả cây
Cây mọc bụi, lá kép lông chim, nhiều gai. Hoa nhỏ bé, đẹp nhiều màu khác nhau đỏ, trắng, vàng v.v.. 5 cánh hoa.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại, còn thấy mọc ở Trung Quốc (Đông, Trung, Bắc, Nam), Nhật Bản… Người ta thu hái hoa, quả, rễ dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, tươi hoặc phơi, sấy khô.
C. Thành phần hóa học
Trong tầm xuân có tinh dầu, tanin, chất màu.
D. Công dụng và liều dùng
- Lá được dùng ngoài không kể liều lượng để giã nát đắp lên những chỗ sưng đau.
- Hoa, quả rễ dùng dưới dạng thuốc sắc chữa ỉa chảy, làm thuốc lợi tiểu, thu liễm hoạt huyết. Ngày dùng 10-20g.
Bài thuốc có tầm xuân:
- Trúng thử (cảm nắng nặng): hoa tầm xuân sắc uống. Hoặc hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g. Sắc hoặc hãm nước sôi để uống.
- Phù thận: quả tầm xuân 3g, hồng táo 3 quả, sắc uống.
- Đau bụng kinh: quả tầm xuân 120g sắc uống.
- Chữa phong thấp teo cơ: rễ tầm xuân 20g sắc uống. Có thể phối hợp trong các bài thuốc Nam chữa thấp khớp.
- Đái dầm, tiểu đêm nhiều lần: rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn nạc để ăn. Có nơi dùng rễ tầm xuân sắc uống chữa bệnh đái tháo đường.
- Vàng da: rễ tầm xuân 15g hầm với thịt lợn nạc ăn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp