Tên tiếng Việt: Chè, Mạy chà (Tày), Che (Kho), Co chà (Thái)
Tên khoa học: Camellia sinensis (L.) Kuntze
Tên đồng nghĩa: Thea sinensis L.
Họ: Theaceae (Chè)
Công dụng: Kích thích thần kinh, thông tiểu, chữa ỉa chảy, lỵ (Lá sắc uống).
A. Mô tả cây
Chè là một cây khỏe, mọc hoang và không cắt xén có thể cao tới 10m hay hơn nữa, đường kính thân có thể tới mức một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng gỗ trên núi đá cao. Nhưng trong khi trồng tỉa thường người ta cắt xén để tiện viêc hái cho nên thường chỉ cao nhất là 2m. Nhiều cành đâm ngay từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to trắng, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị. Quả là một nang thường có 3 ngăn, nhưng chỉ còn một hạt do các hạt khác bị teo đi. Quả khai bằng lối cắt ngăn, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
C. Thành phần hóa học
D. Công dụng và liều dùng
Chè được dùng pha nước uống, làm thuốc kích thích do cafein và chữa lỵ theo như đơn sau đây:
Cách chế: Lấy chè và cam thảo đổ nước vào cho ngập. đun sôi trong nửa giờ, lọc. Bã còn lại thêm nước cho xâm xấp và đun sôi trong nửa giờ nữa. Lọc. Hợp cả hai nước lại. cô đặc cho đến khi đúng 100ml. Thêm natri benzoate 0,3g hoặc cho thêm 0,03g nipagin vào để bảo quản.
Có thể không cho cam thảo hoặc natri benzoate hay nipagin cũng được, nhưng không ngọt và không để lâu được.
Ngày dùng 4 lần, mỗi lần 5-10ml. Mỗi lần điều trị 3-5 ngày.
Đối với người không chịu được nước chè, có thể chế thành dung dịch 10% rồi thụt giữ như sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh