1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Chi Nephelium L. trên thế giới có 22 loài, trung tâm phân bố của chúng ở bán đảo Malaysia, với 13 loài (trong đó có 3 loài là đặc hữu): đảo Borneo có 16 loài (8 loài đặc hữu), Mianma 5 loài, bán đảo Đông Dương (bao gồm cả Thái Lan) có 5 loài, trong đó ở Việt Nam có 4 loài.
Cây ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình năm 23 – 25°C. Loại cây trồng không chịu được mùa đông lạnh kéo dài, vì thế cây chi trồng được ở các tỉnh phía Nam. Nhìn rộng ra cả vùng Đông Nam Á, chôm chôm trồng cũng chỉ phát triển trong giới hạn 17° vĩ tuyến Bắc và Nam (trên và dưới đường xích đạo).
3. Thành phần hoá học
4. Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng virus Herpes simlex: Cao vỏ chôm chôm làm chậm sự phát triển của các vết lở loét trên da chuột.
5. Tính vị, công năng
Áo hạt quả chín của cây chôm chôm vị ngọt, chua dễ chịu, tính ấm, có công năng giải nhiệt, bổ dưỡng.
Quả xanh làm se, thanh nhiệt, vỏ cây, vỏ quả làm se, hạt đắng gây say không ăn được. Sách “Lục xuyên bản thảo” ghi: vỏ quả có công năng tiêu viêm, sát trùng, trị viêm xoang miệng, bệnh lỵ, nước sắc rửa trị mụn nhọt, lở loét ngoài da.
6. Công dụng
Áo hạt chôm chôm ăn được nhưng kém áo hạt quả vải do dính vào hạt, vị chua ngọt, thơm dễ chịu để giải nhiệt, bổ dưỡng.
Hạt đắng và gây say, chứa 35 – 48% chất béo đặc gần như bơ ca cao, gồm chủ yếu là arachidin và olein, có thể dùng để chế xà phòng hay nến thắp sáng.
Quả xanh và vỏ quả được dùng chữa là chảy, kiết lỵ, sốt. Cũng được dùng trị sốt rét, tẩy giun. Liều dùng 20 – 40g sắc uống trong ngày. Trong vỏ quả có tanin và một saponin độc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh