1. Mô tả:
2. Phân bố, sinh thái:
Củ nêm vốn là loài đặc hữu của vùng Himalaya. Ở Ấn Độ, cây mọc rải rác ở vùng Kashmia và Punjab lan sang phía đông đến Nepan và Tây Nam Trung Quốc. Độ cao thấy từ 1000 tới gần 3000 m. Ở Việt Nam, loài này đã được người Pháp thu mẫu ở Mai Sơn tỉnh Sơn La (Flore générale de l’Indochine T VI) Nam 1980, Viện Dược liệu nhập giống cũ nêm của Ấn Độ, trồng thử ở Sa Pa và được thu được hàng tấn củ.
Củ nêm là cây của vùng ôn đới ấm, ưa khí hậu ẩm mát, sinh trưởng mạnh trong vụ xuân – hè, phần thân leo tàn lụi vào mùa đông. Cây trồng ở Việt Nam ra hoa hàng năm nhưng kết quả kém. Cần có kế hoạch điều tra thu thập giống củ nêm mọc hoang ( ở Sơn La ) để nghiên cứu trồng.
3. Bộ phận dùng:
Rễ củ.
4. Thành phần hóa học:
Củ nêm chứa diosgenin, yamogenin, các saponin steroid như deltonin, deltosid và diosgenin glucopyramocsyl ,glucopyrainosyl, glucopyranosid, diosgenin trigucosid, và các furostanol glucosid protodioscin.
Trong lá, có deltofolin. Nguyên liệu củ nêm trồng ở Ngọc Linh và Sa Pa có hàm lượng diosgenin 3%, sau khi trồng 3 năm. Để chiết xuất diosgenin, người ta đem thủy phân các saponin steroid (saponin này tồn tại trong cây dưới hai dạng: dạng furostan có vòng F mở và dạng spirostan có vòng F đóng. Acid dùng thuỷ phân là HCl và H2SO4. Để nâng cao hiệu suất chiết xuất, người ta ủ nguyên liệu với 5-6 lần nước. Ở nhiệt độ 37-39o trong thời gian 48 giờ. Quá trình ủ men này xảy ra sự đóng vòng F và dạng furostan chuyển sang dạng spirostan. Đem thuỷ phân dạng Spirostan rồi chiết diosgenin bằng dung môi không phân cực như xăng, n hexan sẽ cho hiệu suất cao hơn (tăng đến 30%). Diosgenin chiết từ củ nêm có độ tinh khiết cao vì không lẫn các tạp chất khác như pennogenin (trong D. compasita và D floriburd ). Hàm lượng diosgenin trong các loài trên từ 2,7-3,5%.
5. Tác dụng dược lý:
Diosgenin thí nghiệm trên chuột cống trắng, tiêm xoang bụng với liều 45 (mol/kg trong 3 ngày liên tiếp thì lượng cholesterol mật tăng 70%. Tác dụng này là kết quả trực tiếp của diosgenin đối với cơ chế điều hòa sự phân tiết cholesterol mật trong tế bào gan. Sự hấp thu cholesterol ở ruột của chuột công trắng không ảnh hưởng bởi diosgenin.
6. Tính vị, công năng:
Củ nêm có vị đắng, tính hàn có tác dụng khử phong, trừ thấp.
7. Công dụng:
Củ nêm là nguồn nguyên liệu để chiết xuất diosgenin, sản phẩm đầu để chế tạo các thuốc steroid bao gồm các thuốc corticoid, thuốc hocmon sinh dục, thuốc tăng đồng hóa và thuốc cai đẻ. Ở trong nước, ngoài công dụng trên, chưa thấy có tài liệu đề cập đến việc sử dụng trực tiếp củ nêm làm thuốc chữa bệnh. Trái lại ở Ấn Độ, củ nêm được dùng làm thuốc diệt chấy rận. Ở Trung Quốc, củ nêm chữa viêm khớp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh