Chi Clematis L., có 15 loài ở Việt Nam, 6 loài được dùng làm thuốc, trong đó có dây ông lão.
Dây ông lão phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm từ miền Tây tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa trở ra. Ở các tỉnh phía Nam, phạm vi phân bố của loài hạn chế hơn, mới chỉ thấy ở vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Theo Võ Văn Chi (1997) cây này còn có ở miền Tây Quảng Bình và tỉnh Kiên Giang (Phú Quốc).
Dây ông lão thuộc loại dây leo bằng thân quấn hoặc bằng các cuống lá kép (nguồn gốc là cành).
Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều hằng năm; tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, song cây còn có khả năng mọc cây chổi từ phần thân và gốc sau khi cắt.
Bộ phận dùng:
Rễ và thân.
Đã nghiên cứu 46 cây thuốc thường dùng điều trị bệnh lậu ở Guatemala.
Dược liệu được chiết bằng ethanol 50% rồi cô thành cao và thử tác dụng trên lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea, dùng chủng phân lập được từ bệnh nhân. Kết quả cho thấy cao chiết từ toàn cây dây ông lão là một trong 13 cây thuốc có tác dụng khá, trong số 46 cây thuốc đã nghiên cứu [Caceres et al., 1995, J, of Ethnopharmacology, vol.48, 2: 85 – 88].
Rễ cây dây ông lão có vị đắng, tính bình, hơi ấm, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông lạc, chỉ thống.
Thân có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi niệu.
Hoa vị nhạt, tính bình.
Rễ gây ông lão được dùng chữa đau lưng, nhức mỏi, khó tiêu, phù thũng, đau răng. Liều dùng 6 – 12g ngâm rượu hoặc sắc uống.
Cả cây nấu nước tắm rửa để trị ghẻ hoặc ngứa.
Theo tài liệu Ấn Độ [Kirikar et al., 199, Indian medicinal plants, trang 5, Hehra Dun, India], nước sắc dây ông lão uống chữa đau mình mẩy.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh