✴️ Vị thuốc Lan điền

Tên tiếng Việt: Lan điền

Tên khoa họcJusticia fragilis Wall.

Họ: Acanthaceae (Ô rô)

Công dụng: Cầm máu, chữa vết thương chảy máu (Lá).

1. Mô tả

Cây nhỏ, thân cành gần hình trụ, có lông nhỏ thành 4 đường dọc, sau nhẵn.

Lá mọc đối, hình mác thuôn, dài 1.5 – 5 cm, gốc tù, đầu nhọn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành, đôi khi ở kẽ lá thành chùm dài 2 – 7 cm; lá bắc hình mác hoặc thuôn, có lông; hoa mọc đơn độc ở kẽ lá bắc, đôi khi thành xim ngắn, ít hoa màu trắng, đài 5 răng gần đều có lông; tràng đài khoảng 1.5 cm, mặt ngoài có lông rải rác.

Lan điền

2. Phân bố, sinh thái

  • Lan điền phân bố ở vùng nhiệt đới thuộc Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như Vĩnh Phúc (huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường); Hải Phòng và ngoại thành Hà Nội.

  • Lan điền là cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm ở vườn, ven đường đi hay các bãi hoang quanh làng. Cây con mọc từ hạt vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè và sớm phân cành. Sau khi có hoa và quả già, cây thường lụi vào đầu mùa thu. Quả lan điền khô tự mở, hạt được gieo giống quanh cây mẹ và tồn tại cho đến mùa xuân năm sau mới nảy mầm. Cây trồng được bằng hạt.

3. Bộ phận dùng

Lá và rễ.

4. Thành phần hóa học:

Trong các loài Justicia, người ta đã chiết và phân lập được 25 hợp chất lignan.

5. Công dụng:

  • Lá và rễ của nhiều loài Justicia được dùng phổ biến trong y học cổ truyền các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc để điều trị viêm phế quản, hen, ho, sốt và vàng da. Lá tươi dùng tại chỗ dưới dạng thuốc đắp nóng hoặc thuốc sức để điều trị sưng tấy, ban da, thấp khớp và làm thuốc an thần.

  • Lá lan điền được nhân dân ở một số địa phương dùng uống trị tiêu chảy và đắp để cầm máu, làm vết thương mau lành.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top