✴️ Vị thuốc Lu lu đực

A. Mô tả cây 

  • Cỏ mọc hằng năm, nhẵn hay hơi có lông, cao 50-80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm, nhẵn, dài    4-15cm, rộng 2-3cm.
  • Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá.
  • Quả hình cầu, đường kính 5-8mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chin có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi. 

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Cây lu lu đực mọc hoang ở khắp nơi: Vườn, ruộng, hai bên đường khắp nước ta. Còn mọc cả ở các nước khác châu Âu (Pháp, Ý), châu Á (Trung Quốc…). 
  • Nước ta dùng toàn cây hay chỉ hái lá dùng làm thuốc. Thường dùng tươi. 
  • Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đầu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc. 

C. Thành phần hóa học 

Trong toàn cây chứa solanin, ở quả chứa nhiều hơn. 

D. Công dụng và liều dùng 

  • Toàn cây có chất độc nhưng nhiều nơi vẫn nấu chín ngọn non ăn như rau (châu Phi, châu Âu, Ấn Độ, Malaysia một vài nơi ở nước ta). Khi ăn thường người luộc kỹ, bỏ hai ba nước đầu. Tuy nhiên cây xanh tươi độc đối với cừu, dê, vịt và gà. Bò chỉ ngộ độc khi ăn nhiều.
  • Nước sắc cây dùng rửa vết loét, vết bỏng, mẩn ngứa. 
  • Tại Ấn Độ dịch ép cây này dùng với liều 200-250ml chữa gan phát triển to, làm thuốc thông tiểu và sổ nước. 
  • Với liều nhỏ 30-60ml dịch ép dùng chữa bệnh ngoài da nhất là bệnh vẩy nến.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top