Viêm gan B do virus HBV gây ra, ở người bệnh sẽ tồn tại các dấu hiệu liên quan đến virus này bao gồm:
Cụ thể hiện nay, trong y học sử dụng các xét nghiệm viêm gan B sau để phát hiện và chẩn đoán bệnh.
Trong các xét nghiệm viêm gan B thì xét nghiệm xét nghiệm kháng thể kháng HBV (Anti HBs) được chỉ định khi muốn biết nhanh chóng một người có bị viêm gan B hay không. Đây là loại kháng nguyên đặc hiệu có mặt ở bề mặt virus HBV.
Người bệnh không bị viêm gan B khi kết quả âm tính. Tuy nhiên vẫn có khả năng người bệnh bị phơi nhiễm viêm gan B, để chắc chắn hơn thì có thể làm thêm xét nghiệm Anti-HBc.
Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg là dương tính, điều này nghĩa là bạn đang nhiễm virus gây bệnh này. Kết quả xét nghiệm không tiết lộ thông tin về giai đoạn, mức độ bệnh.
Để biết cơ thể có miễn dịch chống lại virus viêm gan B hay không, bạn nên thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng HBV (Anti HBs) hay còn gọi là xét nghiệm HbsAb. Đây là loại kháng thể cơ thể tạo ra để chống lại kháng nguyên HBsAg, có thể do nhiễm bệnh tự nhiên hoặc nhờ tiêm phòng vắc xin.
Nếu xét nghiệm HbsAb cho kết quả dương tính, nghĩa là cơ thể bạn đang có kháng thể đặc hiệu, có khả năng phòng ngừa bệnh tốt dù tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Ngược lại kết quả HbsAb âm tính nghĩa là cơ thể đang không được bảo vệ tốt trước nguy cơ mắc bệnh.
Xét nghiệm miễn dịch viêm gan B thường thực hiện để xem xét một người có cần tiêm phòng vắc xin không, nhất là khi đến vùng dịch hoặc đối tượng nguy cơ cao.
Sau xét nghiệm lâm sàng phát hiện người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ lây nhiễm, người bệnh cần thực hiện một vài xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Virus viêm gan B hoạt động gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng gan, mật nên cần xét nghiệm để đánh giá nguy cơ này. Nếu phát hiện có tổn thương, rối loạn gan mật liên quan, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khắc phục tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Có nhiều xét nghiệm có thể đánh giá chức năng gan mật ở người bệnh viêm gan B bao gồm: Xét nghiệm men gan AST, ALT, GGT, ALP, xét nghiệm chỉ số mật Bilirubin TP, TT, GT,…
Đây là một loại kháng nguyên vỏ capsid chủng virus viêm gan B, định lượng kháng nguyên này giúp đánh giá sự nhân bản và sao chép của virus thể hiện mức độ lây lan và phát triển của virus. Có các trường hợp như sau:
Sự hình thành kháng thể cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động chống lại virus gây bệnh có tốt hay không. Trong đó kháng thể Anti-HBe được hệ miễn dịch tạo ra chống lại HBeAg. Xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá hiệu quả điều trị và đáp ứng của cơ thể, từ đó xem xét tiếp tục điều trị hay không cũng như chọn phương pháp điều trị nào.
Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBe dương tính, người bệnh đã có một phần miễn dịch. Nếu kết quả âm tính, hệ miễn dịch vẫn chưa có đáp ứng đối với virus gây bệnh.
Xét nghiệm này giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm gan B do tiết lộ hàm lượng virus có mặt trong máu và gây hại đến gan. Kết quả định lượng DNA HBV càng cao thì virus càng nhiều, nguy cơ gây tổn thương gan càng lớn và nghiêm trọng hơn. Nếu virus viêm gan B số lượng lớn, bệnh nhân cần được theo dõi phòng ngừa tổn thương gan và điều trị hỗ trợ gan mật.
Kháng thể chống lại lõi nhân virus viêm gan B này hình thành ở giai đoạn viêm gan B cấp tính hoặc giai đoạn cấp của viêm gan B mạn tính. Kết quả xét nghiệm này cần kết hợp với xét nghiệm men gan, nếu cả xét nghiệm anti HBc IgM (+), IgG (-) và có tăng men Gan, kèm theo các triệu chứng lâm sàng như vàng da, vàng mắt thì chẩn đoán bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính.
Virus viêm gan B không những gây bệnh ở gan mà còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác, vì thế bệnh nhân cũng cần đánh giá nguy cơ ảnh hưởng bằng các xét nghiệm hỗ trợ như:
Nhờ các xét nghiệm viêm gan B này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguy cơ mắc bệnh, giai đoạn bệnh và những ảnh hưởng mà virus gây ra. Từ đó bệnh nhân sẽ được điều trị, phòng ngừa và theo dõi điều trị bệnh tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi xét nghiệm HBsAg dương tính
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh