✴️ Vị thuốc Mạch ba góc

Nội dung

A. Mô tả cây 

  • Mạch ba góc là một cây thuộc thảo, có nhiều cành, cao từ 4-1,7m, trung bình 0,7m, thân hình trụ, màu xanh hay đỏ.
  • Lá nguyên đơn, mọc cách, mép nguyên, có bẹ chìa, lá phía dưới hình tim, đầu hơi nhọn, có uống, lá phía trên giống hình mũi tên, không có cuống. gân lá hình chân vị. Hoa mọc hành chùm ở ngọn và nách lá.
  • Hoa lưỡng tính chỉ có một vòng bao hoa, màu trắng, đỏ oặc trắng hồng. Bao hoa có 5 bản tồn tại trên quả. Nhị 8. Nhị có 3 vòi rời nhau. Bầu thượng có tuyến mật xung quanh.
  • Quả khô có 3 góc gồm 2 lần vỏ, lớp vỏ ngoài đen xám khi già, lớp vỏ hạt vỏ trong mọng, màu trắng vàng, bao hoa tồn tại. Hạt có nội nhũ bột ớn, phôi thẳng, hình lá xếp nếp.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Cây được trồng ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn.
  • Còn được trồng tại nhiều nước ở châu Âu, châu Á (Trung Quốc, Nhật).
  • Mạch ba góc được trồng lấy hạt có bột ăn thay lúa ngô cho người và súc vật tuy nhiên ăn mạch ba góc không người rất mệt, nên thường trộn thêm với ngô và gạo.
  • Bản thân cây mạch ba góc cũng có 2 loại: mạch ba góc đắng, trồng có năng suất thu hoạch cao hơn nhưng trước khi dùng phải luộc kỹ, bỏ nước đầu đi, nếu không thì đắng không thể ăn được, loại thứ hai gọi là mạch ngọt, năng suất thấp hơn nhưng ít đắng hơn có thể ăn trực tiếp ngay, không qua giai đoạn luộc bỏ nước, cho nên tuy gọi là ngọt chỉ là tương đối so với mạch ba góc đắng nói trên thôi.
  • Mạch 3 góc ở tỉnh biên giới có thể trồng vào 2 vụ: vụ xuân hạ trồng vào tháng 1-2, đến tháng 4-5 thu hoạch; vụ thu đông trồng vào 8-9, đến tháng 11-12 thu hoạch, trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2-3 tháng.
  • Ta có thể trồng mạch ba góc để lấy quả ăn rồi dùng cây bỏ đi để chiết rutin hoặc ta có thể trồng để lấy lá và hoa chiết rutin mà không thu hoạch quả

Phân bố, thu hái và chế biến 

C. Thành phần hoá học 

Tỷ lệ rutin trong cây thay đổi tuỳ theo bộ phận, mùa hái và cách hơi sấy. Theo Couch (1944) nghiên cứu mạch ba góc trồng tại 4 địa phương khác nhau của Nhật Bản và cách thu hoạch khác nhau đã đi tới những kết luận sau:

  • Tỷ lệ trong lá cao nhất, ví dụ như trong lá và hoa có tỷ lệ rutin cao nhất là 6,37% thì riêng trong lá tỷ lệ 7,92% còn trong hoa là 4,15%, tỷ lệ rutin trong thân thấp nhất 0,4% Trong quá trình phát triển của cây tỷ lệ rutin cũng thay đổi: người ta nhận thấy tỷ lệ rutin cao nhất vào khi hoa mới nở (ước 26 ngày sau khi gieo hạt). tuy nhiên có cây cho hiệu suất cao nhất khi hái thời kỳ 40-54 ngày sau khi gieo hạt, lượng rutin tăng tới 3,5-4 lần so với hiệu suất nói trên.
  • Thời gian và nhiệt độ phơi sấy nguyên liệu cũng rất ảnh hưởng, phơi nhanh (40-60 phút) ở nhiệt độ 90-1050 rutin bị hao hụt ít nhất 38%, nhiệt độ thấp nhưng sấy kéo dài hoặc trên 1050 mà rút ngắn thời gian thì hiệu suất hụt từ 70-100%
  • Hiệu suất trung bình tính từ 2-6% 

D. Công dụng và liều dùng 

Hiện nay nhân dân ta tại một số vùng chỉ mới trồng cây mạch ba góc để làm thức ăn cho gia súc và người. một số nơi dùng lá nấu canh ăn cho sáng mắt, thính tai. Ta đang bắt đầu nghiên cứu để dùng lúa mạch ba góc làm nguyên liệu chế rutin. Tại các nước châu Âu và một số nước khác người ta chỉ dùng mạch ba góc để làm nguyên liệu chế rutin.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top