1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Trước đây, căn cứ vào sự tương quan giữa số nhị và số cánh hoa, người ta đã xếp một số đại diện có số nhị gấp đôi số cánh hoa vào chi Jussiaea L., còn số đại diện khác có số nhị nhiều hơn số cánh hoa vào chi Ludwigia L. Gần đây, về mặt hình thái, cả hai chi đều có chung những đặc điểm cơ bản khác (thể mạng lưới…), nên nhiều tác giả lại gộp chi Jussraea L vào chi Ludwigia L. và tên gọi của họ Oenotheraceae cũng được đổi thành Onagraceae A.L. Jussieu, năm 1789 Như vậy, chi Ludwigia L., hiện nay gồm đến 75 loài. phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới đến cận nhiệt đới: vùng nhiệt đới Châu Á chỉ có một số ít loài. Ở Việt Nam, chi này có 6 loài, trong đó, ớt ruộng thuộc loại cây sống một năm, ưa sáng và đặc biệt ưa ẩm, thường mọc ở nơi có bùn hoặc ruộng nước (ruộng lúa, ruộng trồng rau muống…). Cây mọc từ hạt vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, sinh trưởng nhanh và ra hoa quả khi cây được khoảng 2 tháng tuổi. Mỗi kẽ lá trên cành thường có 1 quả, mỗi quả lại có nhiều hạt. Khi quả già, các đường nứt dọc trên mặt quả tự mở để hạt thoát ra ngoài. Hạt phát tán nhờ nước và nằm lẫn trong lớp đất bùn, sau 5 – 6 tháng mới nảy mầm
3. Bộ phận dùng
Toàn cây, thu hái quanh năm , dùng tươi hay phơi khô.
4. Thành phần hóa học
Toàn cây ớt ruộng chứa flavonoid, hợp chất phenol, acid amin đường.
Dầu béo chứa 61,1 – 74,8% acid linoleic (Trung dược từ hải I, 1993).
5. Tác dụng dược lý
Theo tài liệu nước ngoài, cây ớt ruộng có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, diệt giun sán. Nước sắc rễ ớt ruộng có tác dụng hạ sốt.
6. Tính vị, công năng
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, cây ớt ruộng (thủy tiên đào) có vị nhạt, tính mát, có công năng sơ phong, lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng
7. Công dụng
Toàn cây ớt ruộng được dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ dưới dạng bột uống với sữa. Nước sắc ớt ruộng chữa đầy hơi chướng bụng, giun đũa . Ở vùng Jashpur (Ån Độ), nước sắc rễ ớt ruộng được dùng chữa sốt. Ở Malaysia, lá ớt ruộng có chất nhầy, giã nát đắp ngoài chữa đau đầu, sưng hạch ở cổ, viêm tinh hoàn. Ở Trung Quốc, cây ớt ruộng được dùng chữa cảm sốt, ho, đau bụng, lở loét miệng, mụn nhọt. Ở Đài Loan, lá hoặc toàn cây ớt ruộng giã nát dùng làm thuốc đắp chữa vết thương. Ở châu Phi, ớt ruộng chữa thấp khớp
Liều dùng: 15 – 30g/ngày, sắc nước uống. Dùng ngoài, lấy nước sắc toàn cây để rửa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh